Qua đó, nhiều mô hình sản xuất theo các quy trình tiên tiến, thân thiện với môi trường được hình thành. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng 458,2 ha diện tích sản xuất nông nghiệp được chứng nhận VietGAP; trong đó, rau, quả 329,9 ha; lúa 116 ha... Đi đôi với công tác tuyên truyền, hàng năm công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng SPHH thuộc trách nhiệm quản lý của ngành nông nghiệp được quan tâm thực hiện bảo đảm đúng quy định, các sai phạm được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy, chất lượng SPHH trong lĩnh vực nông nghiệp không ngừng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh, kinh doanh lành mạnh. Sự phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng chặt chẽ, hiệu quả cao góp phần quản lý tốt chất lượng SPHH thuộc trách nhiệm quản lý. Từ đầu năm đến ngày 15-5-2020, các đơn vị có liên quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện 6 cuộc thanh tra và 1 cuộc kiểm tra theo kế hoạch đối với 133 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SPHH trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát hiện và xử lý 7 tổ chức, cá nhân vi phạm về chất lượng SPHH nông sản, thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng SPHH vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh các SPHH thuộc đối tượng quản lý của ngành nông nghiệp phần lớn là nhỏ và vừa, nên việc đầu tư trang thiết bị sản xuất và quản lý chất lượng tại cơ sở còn khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng SPHH. Nhận thức của một số cơ sở, người sản xuất còn hạn chế nên khó khăn trong công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm. Việc kiểm tra, xác định chất lượng sản phẩm về thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm nông, lâm, thủy sản còn nhiều khó khăn do các trang thiết bị phân tích, kiểm nghiệm của tỉnh còn hạn chế. Do tính chất đặc thù của ngành nông nghiệp, có lĩnh vực mang tính chất thời vụ, đơn cử, như: Giống cây trồng mỗi năm cung ứng ra thị trường 2 vụ. Trong khi, theo quy định mỗi năm chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần đối với doanh nghiệp thì sẽ khó khăn trong việc quản lý chất lượng giống cây trồng.
Việc quản lý chất lượng SPHH là hoạt động bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước đối với chất lượng SPHH trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do đó, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hoạt động này. Tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng SPHH cho cán bộ làm công tác quản lý lĩnh vực này. Đầu tư trang thiết bị chuyên ngành cho các phòng thí nghiệm phục vụ công tác kiểm tra, giám định chất lượng SPHH từ khâu sản xuất đến tiêu dùng. Tích cực kiểm tra chất lượng SPHH lưu thông trên thị trường, hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm trong quá trình sản xuất; chú trọng công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất và tổng kiểm tra theo các chuyên đề. Nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh của các doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, đa dạng hóa các hình thức chế biến kéo dài thời gian sử dụng và thực hiện các giải pháp bảo quản sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Bài và ảnh: Hải Đăng
Trong bối cảnh hội nhập và xu hướng đặt ra thêm những yêu cầu liên quan đến trách nhiệm thẩm định, lao động, xã hội, môi trường trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp.
Ngày 20 - 21/04/2022, Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội VASEP đã tổ chức thành công khóa tập huấn trực tuyến – “Sử dụng, kiểm tra, hiệu chuẩn nội bộ các loại cân – nhiệt kế – tủ nhiệt trong nhà máy chế biến thủy sản” trên nền tảng Zoom meeting cho 30 đại diện đến từ 17 doanh nghiệp.
Ngày 24/03/2022, Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội VASEP phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) tổ chức thành công khóa đào tạo trực tuyến - “QUẢN LÝ HIỆU QUẢ ĐỘNG VẬT GÂY HẠI TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ THỰC PHẨM”.
Sáng ngày 18/11/2021, Hiệp hôi VASEP tổ chức thành công hội thảo trực tuyến “TẠO ĐỘNG LỰC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE TINH THẦN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ COVID-19 VÀ TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI” cho 95 đại diện đến từ 71 doanh nghiệp thủy sản.
Trong 03 ngày (23/3/2021, 25-26/3/2021), Trung tâm Đào tạo và XTTM VASEP (VASEP.PRO) trực thuộc Hiệp hội VASEP đã tổ chức 03 khóa tập huấn cập nhật tiêu chuẩn IFS Food Version 7.0, FSSC 22000 Version 5.1, HACCP Codex 2020 cho 120 lượt cán bộ quản lý chất lượng. Các khóa học đã giúp doanh nghiệp cập nhật có hệ thống kiến thức và các yêu cầu thay đổi quan trọng của các tiêu chuẩn.
IFS Food là tiêu chuẩn quan trọng ở Châu Âu, các thị trường bán lẻ lớn như Đức, Pháp, Ý… và các nước EU khác đều rất ưa chuộng tiêu chuẩn này.
Với 20 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, Trung tâm VASEP.PRO đã tổ chức thành công hơn 600 khóa tập huấn cho gần 30.000 lượt học viên, với 100 chủ đề, trung bình 30 – 40 khóa/năm, đặc biệt 90% các chương trình được thiết kế riêng theo đặc thù của doanh nghiệp thủy sản
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn