Lực lượng chức năng bắt giữ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo đó, các đơn vị đã và đang đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định về ATTP nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong việc bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật. Tập huấn kiến thức thực hành sản xuất tốt; quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất phụ gia, chất hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản theo đúng quy định của pháp luật; trong đó, tập trung vào các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản và cơ sở sản xuất, kinh doanh rau quả. Bên cạnh đó, tăng cường lấy mẫu giám sát, cảnh báo các nguy cơ gây mất ATTP nông, lâm, thủy sản. Đẩy mạnh việc xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận; đồng thời, công khai danh sách và địa chỉ bán sản phẩm an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP.
Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP. Qua đó, đã thanh, kiểm tra tại 204 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm; trong đó, có 192 cơ sở đạt yêu cầu, 12 cơ sở vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 41,7 triệu đồng. Ngoài ra, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện lấy 1.087 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản để giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường. Kết quả, có 1.038/1.087 mẫu đạt yêu cầu, 49/1.087 mẫu vi phạm, chiếm 4,5%. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 67 hội nghị, lớp đào tạo, tập huấn với số lượng học viên tham dự 4.484 người là cán bộ cấp huyện, xã phụ trách công tác ATTP nông, lâm, thủy sản và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản...
Công tác giám sát các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ gây mất ATTP đã được thực hiện thường xuyên, qua giám sát đã kịp thời cảnh báo và có các biện pháp xử lý vi phạm ATTP theo đúng quy định. Đồng thời, đã và đang góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo đảm vệ sinh ATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn tiếp tục được hình thành và phát triển, một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi khép kín, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.
Hương Thơm
Trong bối cảnh hội nhập và xu hướng đặt ra thêm những yêu cầu liên quan đến trách nhiệm thẩm định, lao động, xã hội, môi trường trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp.
Ngày 20 - 21/04/2022, Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội VASEP đã tổ chức thành công khóa tập huấn trực tuyến – “Sử dụng, kiểm tra, hiệu chuẩn nội bộ các loại cân – nhiệt kế – tủ nhiệt trong nhà máy chế biến thủy sản” trên nền tảng Zoom meeting cho 30 đại diện đến từ 17 doanh nghiệp.
Ngày 24/03/2022, Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội VASEP phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) tổ chức thành công khóa đào tạo trực tuyến - “QUẢN LÝ HIỆU QUẢ ĐỘNG VẬT GÂY HẠI TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ THỰC PHẨM”.
Sáng ngày 18/11/2021, Hiệp hôi VASEP tổ chức thành công hội thảo trực tuyến “TẠO ĐỘNG LỰC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE TINH THẦN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ COVID-19 VÀ TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI” cho 95 đại diện đến từ 71 doanh nghiệp thủy sản.
Trong 03 ngày (23/3/2021, 25-26/3/2021), Trung tâm Đào tạo và XTTM VASEP (VASEP.PRO) trực thuộc Hiệp hội VASEP đã tổ chức 03 khóa tập huấn cập nhật tiêu chuẩn IFS Food Version 7.0, FSSC 22000 Version 5.1, HACCP Codex 2020 cho 120 lượt cán bộ quản lý chất lượng. Các khóa học đã giúp doanh nghiệp cập nhật có hệ thống kiến thức và các yêu cầu thay đổi quan trọng của các tiêu chuẩn.
IFS Food là tiêu chuẩn quan trọng ở Châu Âu, các thị trường bán lẻ lớn như Đức, Pháp, Ý… và các nước EU khác đều rất ưa chuộng tiêu chuẩn này.
Với 20 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, Trung tâm VASEP.PRO đã tổ chức thành công hơn 600 khóa tập huấn cho gần 30.000 lượt học viên, với 100 chủ đề, trung bình 30 – 40 khóa/năm, đặc biệt 90% các chương trình được thiết kế riêng theo đặc thù của doanh nghiệp thủy sản
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn