Nước mắm truyền thống và công nghiệp, khác nhau chỗ nào?

Từ xưa đến nay, nói đến nước mắm, mọi người đều hiểu đó thứ nước chấm làm từ cá và muối, ủ chượp cả năm mới ra được nước mắm. Chỉ khoảng hơn chục năm trở lại đây, một số doanh nghiệp mua nước mắm (thiệt) về pha loãng, rồi thêm hóa chất vào, đóng chai đem bán. Nước mắm là nước mắm, người tiêu dùng chỉ hiểu đơn giản là thế. Cũng hương, cũng vị, cũng màu mè như vậy, lại ngọt dịu hơn, lại rẻ hơn 3-4 lần so với loại nước mắm khác. Vũ Thế Thành

Làm sao ai biết…

 

Nước mắm truyền thống và công nghiệp, khác nhau chỗ nào?

 

Có cái gì đó cay cay trong cuộc chiến nước mắm truyền thống và công nghiệp này

Nhưng dân trong nghề nước mắm thì không, họ cảm thấy có cái gì bất thường. Làm nước mắm phải ủ chượp cả năm, phải cá tươi muối chuẩn, trái gió trở trời là hỏng, rồi rút ra, đưa vào, trộn lại (để tăng độ đạm, hoặc tạo ra nhiều loại nước mắm khác nhau), chăm nhà lù như chăm heo đẻ, quanh năm suốt tháng như thế mới ra được chai nước mắm. Vậy mà ai đó tự nhiên pha trộn cái rẹt, mỗi ngày ra cả ngàn chai, vài chục ngàn chai nước mắm. Không hết hồn sao được!

Bởi vậy dân trong ngành mới tạm gọi thứ “nước mắm cái rẹt” này là nước mắm công nghiệp, chứ người tiêu dùng xa xôi làm sao biết được, tưởng đâu đó là nước mắm làm trên dây chuyền hiện đại, sản xuất hàng loạt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… chứ đâu như mấy cha ngư dân nón lá, đội nắng chăm lù, lựa cá lèng xèng dưới đất, coi bộ không hợp vệ sinh chút nào.

Công nghiệp hóa truyền thống tới đâu?

Đơn giản chỉ là pha loãng nước mắm rồi thêm hóa chất. Sản xuất cả vài chục ngàn lít nước mắm mỗi ngày chẳng lẽ lại không có bể chứa inox, thùng quay máy trộn, máy vào chai, đóng chai, dán nhãn,..Chứ chẳng lẽ mấy thứ này làm bằng tay à? Giỏi lắm thì thêm máy cân trộn phụ gia tự động, rồi tống vào thùng trộn…Còn pha loãng bao nhiêu là do con người, chứ không phải do máy. Mà thôi, đó là chuyện “know-how” nhà người ta. Điều tôi muốn nói ở đây là hóa chất.

Thì thêm chất tạo vị (bột ngọt, siêu bột ngọt). Thêm màu cho ra màu cánh gián tươi tươi, màu caramen, hay màu hóa học thì vô số rồi.Thêm hương nước mắm, hương cà cuống còn làm nhái được, thì hương nước mắm chỉ là chuyện nhỏ. Và rồi thêm chất bảo quản và vài ba thứ linh tinh khác nữa không đáng kể.

Nhưng đáng kể là thêm đường hóa học để làm dịu nước mắm. Chính cái “mặn dịu” này của nước mắm công nnghiệp mới điểm vào “tử huyệt” của nước mắm truyền thống. Nước mắm truyền thống mà không tăng độ mặn lên thì về lâu dài sẽ bị vi khuẩn phá…thối lên chứ chẳng chơi. Dù mặn, nhưng nước mắm truyền thống vẫn giữ được hậu vị đặc trưng của nó. Thưởng thức nước mắm là thưởng thức hương và vị. Chứ nói nước mắm cao đạm là cao dinh dưỡng, xin lỗi, một muỗng nước mắm được bao nhiêu đạm amin?

Thế những loại hóa chất thêm vào nước mắm công nghiệp có hại cho sức khỏe không? Xin trả lời luôn là : Không, nếu những phụ gia thêm vào nằm trong danh mục của Bộ Y tế, và sử dụng không quá liều lượng cho phép. Về khoản này, tôi tin Masan chơi đúng luật, nghĩa là nước mắm Chinsu và Nam Ngư của họ có thể là an toàn cho sức khỏe người dùng.

Nhưng thị trường không chỉ có Masan, nhiều doanh nghiệp, cá nhân nhỏ lẻ cũng làm nước mắm công nghiệp bỏ mối cho các chợ hay các quán ăn, quán nhậu,…Đánh du kích kiểu này cũng dư tiền chợ (chưa kể tiền gửi ngân hàng). Vì nhỏ lẻ nên ít ai để ý, nên các tay phù thủy nước mắm này, chơi lắm trò bá đạo, thêm những hóa chất gì vào nước mắm thì đến nay khoa học theo chưa kịp. Nước mắm loại này đem thử có khi âm tính với arsenic tổng.

Đừng phiền nước mắm công nghiệp. Một sản phẩm an toàn, hợp khẩu vị, và rẻ, đáp ứng được nhu cầu của một phân khúc nào đó trên thị trường thì đâu có đáng bị tẩy chay. Nhưng quảng cáo rằng nước mắm công nghiệp là “an toàn thạch tín” thì khó nghe quá. Vấn đề này thì khoa học rõ ràng lắm rồi.

Kỹ năng PR (Public Relation) của Masan rất chuyên nghiệp. Tôi phục. PR là tạo ra hiệu ứng dài hạn chứ không ngắn hạn như quảng cáo. PR là xây dựng hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Nhưng gìn giữ khó hơn xây dựng nhiều.

Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giới thiệu tài liệu: “Bộ công cụ đánh giá rủi ro lao động trẻ em và quản lý lao động chưa thành niên tại nhà máy chế biến thủy sản”

 |  11:51 28/02/2024

Tháng 12/2023, Hiệp hội VASEP và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phối hợp xây dựng tài liệu “Bộ công cụ đánh giá rủi ro lao động trẻ em và quản lý lao động chưa thành niên tại nhà máy chế biến thủy sản”, với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE).

Thư mời tham dự khóa đào tạo: "Cập nhật pháp luật lao động và xây dựng chính sách nhân sự tuân thủ trách nhiệm xã hội"

 |  15:20 26/05/2023

Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP (VASEP.PRO) thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp cùng Chi nhánh Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI HCM) tổ chức khóa đào tạo “Cập nhật Pháp luật lao động và Xây dựng Chính sách nhân sự tuân thủ trách nhiệm xã hội” tại thành phố Sóc Trăng. Chương trình nằm trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi tôm do Oxfam và VCCI HCM triển khai thực hiện.

VASEP và ILO phát hành “Tài liệu Hướng dẫn Thực hành Phòng ngừa Lao động trẻ em trong Chuỗi cung ứng Thủy sản”

 |  14:45 08/04/2022

(vasep.com.vn) Tháng 3/2022, Hiệp hội VASEP và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phối hợp thực hiện và phát hành cuốn “Tài liệu hướng dẫn thực hành phòng ngừa lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng thủy sản”, với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE).

VASEP tổ chức thành khóa đào tạo trực tuyến "HACCP CƠ BẢN TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN"

 |  16:34 28/03/2022

Ngày 25 và 26/03/2022, Hiệp hội VASEP đã tổ chức thành công khóa đào tạo trực tuyến - “HACCP CƠ BẢN TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN”.

Hiệp hội VASEP phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức thành công diễn đàn trực tuyến “Phòng ngừa lao động trẻ em và chính sách hỗ trợ đối với lao động ngành thủy sản trong bối cảnh Covid 19” với 132 lượt cán bộ tham dự

 |  09:57 01/11/2021

Hôm nay, ngày 29/10/2021, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức thành công diễn đàn trực tuyến về “Phòng ngừa lao động trẻ em và chính sách hỗ trợ đối với lao động ngành thủy sản trong bối cảnh Covid 19”.

VASEP phối hợp cùng SARAYA GREENTEK tổ chức thành công khóa tập huấn trực tuyến về “Vệ sinh và làm sạch các loại bề mặt tiếp xúc thực phẩm” cho 217 đại biểu.

 |  09:16 06/10/2021

Sáng ngày 16/9/2021, Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội VASEP phối hợp cùng Công ty TNHH SARAYA GREENTEK tổ chức khóa tập huấn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh và làm sạch các loại bề mặt tiếp xúc thực phẩm trong doanh nghiệp chế biến thủy sản” cho 217 đại biểu đến từ 75 doanh nghiệp chế biến thủy sản.

MỘT NGÀY BẬN RỘN

 |  16:13 26/02/2021

Tôi nhận thấy điều này thật là tồi tệ và tôi sẽ cần được giúp đỡ, nhưng trước hết tôi sẽ kiểm tra mail trước đã. Ô hay, cặp mắt kính của tôi đâu rồi nhỉ?

Thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản

 |  15:20 19/01/2021

Hiện nay, nguồn nguyên liệu thủy sản khai thác của ngư dân đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu của các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu trong tỉnh Khánh Hòa. Do đó, DN phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài hoặc thu mua ngoài tỉnh.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC