Giải bài toán ‘cuộc chiến nước mắm’ từ góc độ thị trường

(tiepthithegioi.vn) “Dù bị tẩy chay nhưng thị phần Masan chắc ít có biến động. Có thể nói, Masan giải đúng bài toán thị trường, chỉ có cách làm (cách hạ đối thủ cạnh tranh) là bẩn thôi”.

Giải bài toán ‘cuộc chiến nước mắm’ từ góc độ thị trường

 

Tác giả Nhat T. Nguyên viết trên Facebook góc nhìn của ông về chuyện thiên hạ đang đòi tẩy chay sản phẩm của Masan như sau:

“Những người tẩy chay Masan vốn chắc ít khi dùng tới sản phẩm của Masan, vốn là các sản phẩm nhắm vào thị phần bình dân, chú trọng hình thức hơn chất lượng. Nước mắm mà bỏ trong chai nhựa là thấy không có cảm tình rồi nói chi là vị rất tệ. Vậy mà cũng có người mua.

Những người quen dùng sản phẩm của Masan chắc đã có lý do khi chọn các loại sản phẩm này: giá rẻ, hình thức đẹp, có vẻ hợp vệ sinh, mùi vị chấp nhận được, thấy cũng có nhiều người dùng.

Đó là những yếu tố căn bản mà các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc (chỉ nước mắm truyền thống – TS) đang thiếu. Có thể thấy hiện có các loại nước mắm truyền thống khác nhau và tình hình cạnh tranh như sau:

– Nước mắm truyền thống loại giá rẻ thì hình thức không đẹp, mùi vị cũng không có gì đặc biệt, cũng không biết có hợp vệ sinh hơn Chinsu hay không.

– Nước mắm truyền thống giá trung bình, hình thức tạm được, mùi vị ngon, tương đối vệ sinh, thì độ phủ lại cực yếu so với Chinsu, Nam Ngư.

– Nước mắm truyền thống cao cấp, giá không rẻ, khác phân khúc.

Cuối cùng, Facebook là nơi đưa thông tin tự do bậc nhất, nhưng dần dà Masan cũng có thể bưng bít được.

Do đó, dù bị tẩy chay nhưng thị phần Masan chắc ít có biến động. Có thể nói, Masan giải đúng bài toán thị trường, chỉ có cách làm (cách hạ đối thủ cạnh tranh) là bẩn thôi”.

Thế Giới Tiếp Thị cho rằng, người viết chưa đề cập đến hai yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định: 1. Masan quảng cáo dội bom trên truyền hình dữ dội, bền bỉ (cứ mở tivi là nghe “Thơm ngon đến giọt cuối cùng”) và 2. Mạng lưới phân phối của Masan rất ghê gớm, phủ rộng khắp và hiệu quả.

Cách chọn mô hình kinh doanh, hay chọn cách giải bài toán kinh doanh của Masan có thể nói là rất thông minh: nước mắm mùi vị chấp nhận được, bao bì đẹp. Miễn giá thành sản xuất rẻ là “xử” được hết, kể cả thay đổi thói quen ăn uống, khẩu vị ngàn đời của người Việt (dụ dỗ họ ăn nước mắm giả mà cứ nghĩ là nước mắm “thơm ngon đến giọt cuối cùng”. Chiến thuật Big Lie – một lời nói dối nghe hoài cũng thấy xuôi tai).

Tất cả là nhờ giá thành rẻ. Căn bản là công thức sản xuất, chọn chất liệu rẻ bèo: chỉ có nước pha chút xíu vị mắm thật, có khi pha loãng đến không cảm thấy luôn, còn lại là muối, đường, hương liệu, chất điều vị. Nhờ giá rẻ mà có tiền quảng cáo lâu dài và đắt giá được.

Ngoài ra thì làm bao bì đẹp và cần nhất là xây dựng, duy trì, phát triển mạng lưới phân phối sâu rộng (công việc này phải am hiểu chuyên môn và đắt tiền kinh khủng, nhưng Masan dám đầu tư đến nơi đến chốn, họ đã làm bản đồ phân phối từ sớm lắm).

Các hãng nước mắm truyền thống cũng phải cùng nhau rút bài học gì từ mô hình kinh doanh của Masan chứ?

Nước mắm thật là ưu thế mạnh. Nhưng thời này, hữu xạ không tự nhiên hương, thấy không, dù hữu xạ (đúng mùi nước mắm thứ thiệt mà) nhưng không có (tiền) quảng cáo tiếp thị thì cũng thua luôn nước mắm chế biến đã dùng quảng cáo điều khiển khẩu vị và rỉ rả lấy lòng đông đảo người tiêu dùng.

Đúng là giá sản xuất cao, làm gì có tiền để truyền thông và xây dựng mạng phân phối. Có giải pháp trong tình hình hiện nay: chi phí truyền thông có thể giảm nhờ “thiện cảm” của người tiêu dùng đang “phù suy” khi thấy nước mắm truyền thống bị đè tan nát bởi cả cái hội mang danh hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, báo đài và cả đội bán hàng đi phát tờ rơi của Masan.

Cũng có thể liên kết với nhau quảng cáo chung cho nước mắm truyền thống để cùng hưởng lợi, rồi mỗi thương hiệu sẽ tuỳ phân khúc của mình mà tiếp thị tiếp tục cho phù hợp. Có thể áp dụng các phương pháp quảng bá hiện đại, rẻ tiền.

Việc xây dựng mạng phân phối thì các ngành hàng cùng một phân khúc, cùng kênh phân phối có thể ngồi bàn liên kết nhau lại, và hùn với nhau xây mạng lưới phân phối, chi phí sẽ đỡ tốn kém hơn là tự mỗi doanh nghiệp bỏ tiền đi mở mạng lưới.

Nhưng cái “gót chân Achilles” sinh tử của doanh nghiệp Việt Nam là không liên kết được với nhau.

Liệu bây giờ, trước làn sóng hội nhập, thị trường đầy kiểu cạnh tranh, không có Masan thì cũng có Ma-sát Ma-siết gì đấy, các doanh nghiệp Việt “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, cứ kiểu mạnh ai nấy sống, không liên kết nhau thì không thua Masan cũng thua nước mắm Thái, Tàu.

Thua vẫn sẽ tiếp tục thua dài dài. Bài toán vẫn là liên kết, làm sao giải?

Còn Masan, liệu có đổi được AND là luôn muốn “độc bá võ lâm”, mà quay ra tính bài toán liên kết các bên cùng có lợi, hay thậm chí nương nhẹ với những đối thủ nhỏ hơn, giúp họ bán nước mắm của phân khúc không trực diện với mình?

Khó lắm. Nghe là đã “nhức răng” rồi. Huống chi Masan chắc đang tin rằng, nhìn cục diện hiện nay, coi vậy, có thể gặp khó ít lâu, sơ sẩy chút đỉnh, thì vẫn còn giàu chán, thua keo này ta bày keo khác!

Nên bài toán khó của thị trường nước mắm, dù ngày càng thấy lấp ló các giải pháp nhưng xem chừng không dễ giải được ngay.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giới thiệu tài liệu: “Bộ công cụ đánh giá rủi ro lao động trẻ em và quản lý lao động chưa thành niên tại nhà máy chế biến thủy sản”

 |  11:51 28/02/2024

Tháng 12/2023, Hiệp hội VASEP và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phối hợp xây dựng tài liệu “Bộ công cụ đánh giá rủi ro lao động trẻ em và quản lý lao động chưa thành niên tại nhà máy chế biến thủy sản”, với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE).

Thư mời tham dự khóa đào tạo: "Cập nhật pháp luật lao động và xây dựng chính sách nhân sự tuân thủ trách nhiệm xã hội"

 |  15:20 26/05/2023

Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP (VASEP.PRO) thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp cùng Chi nhánh Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI HCM) tổ chức khóa đào tạo “Cập nhật Pháp luật lao động và Xây dựng Chính sách nhân sự tuân thủ trách nhiệm xã hội” tại thành phố Sóc Trăng. Chương trình nằm trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi tôm do Oxfam và VCCI HCM triển khai thực hiện.

VASEP và ILO phát hành “Tài liệu Hướng dẫn Thực hành Phòng ngừa Lao động trẻ em trong Chuỗi cung ứng Thủy sản”

 |  14:45 08/04/2022

(vasep.com.vn) Tháng 3/2022, Hiệp hội VASEP và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phối hợp thực hiện và phát hành cuốn “Tài liệu hướng dẫn thực hành phòng ngừa lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng thủy sản”, với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE).

VASEP tổ chức thành khóa đào tạo trực tuyến "HACCP CƠ BẢN TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN"

 |  16:34 28/03/2022

Ngày 25 và 26/03/2022, Hiệp hội VASEP đã tổ chức thành công khóa đào tạo trực tuyến - “HACCP CƠ BẢN TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN”.

Hiệp hội VASEP phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức thành công diễn đàn trực tuyến “Phòng ngừa lao động trẻ em và chính sách hỗ trợ đối với lao động ngành thủy sản trong bối cảnh Covid 19” với 132 lượt cán bộ tham dự

 |  09:57 01/11/2021

Hôm nay, ngày 29/10/2021, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức thành công diễn đàn trực tuyến về “Phòng ngừa lao động trẻ em và chính sách hỗ trợ đối với lao động ngành thủy sản trong bối cảnh Covid 19”.

VASEP phối hợp cùng SARAYA GREENTEK tổ chức thành công khóa tập huấn trực tuyến về “Vệ sinh và làm sạch các loại bề mặt tiếp xúc thực phẩm” cho 217 đại biểu.

 |  09:16 06/10/2021

Sáng ngày 16/9/2021, Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội VASEP phối hợp cùng Công ty TNHH SARAYA GREENTEK tổ chức khóa tập huấn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh và làm sạch các loại bề mặt tiếp xúc thực phẩm trong doanh nghiệp chế biến thủy sản” cho 217 đại biểu đến từ 75 doanh nghiệp chế biến thủy sản.

MỘT NGÀY BẬN RỘN

 |  16:13 26/02/2021

Tôi nhận thấy điều này thật là tồi tệ và tôi sẽ cần được giúp đỡ, nhưng trước hết tôi sẽ kiểm tra mail trước đã. Ô hay, cặp mắt kính của tôi đâu rồi nhỉ?

Thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản

 |  15:20 19/01/2021

Hiện nay, nguồn nguyên liệu thủy sản khai thác của ngư dân đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu của các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu trong tỉnh Khánh Hòa. Do đó, DN phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài hoặc thu mua ngoài tỉnh.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC