Thị trường Thủy sản EU: Tăng trưởng chậm, nhưng ổn định và tiềm năng !

Châu Âu được coi là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn với lượng tiêu thụ khoảng gần 13 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây tuy chậm so với các thị trường khác nhưng đây lại là thị trường ổn định và nhiều tiềm năng cho các DN Thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường EU, các DN phải  trải qua quá trình kiểm tra chặt chẽ để đáp ứng yêu cầu về luật lệ chung của liên minh EU cũng như luật lệ riêng của nước sở tại, vượt qua các rào cản thương mại và các yêu cầu ngày càng cao từ phía người tiêu dùng EU.

Chính vì vậy việc tìm hiểu thông tin thị trường EU là việc rất quan trọng và cần thiết đối với các Doanh nghiệp thủy sản.

Nhận thấy tính cần thiết và cấp bách đó, Hiệp hội VASEP đã phối hợp cùng Tổ chức Xúc tiến Nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan (CBI Hà Lan) với Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) tại TP. Nha Trang (9-10/12/2013) và Tổ chức SNV/IDH tại TP. Hồ Chí Minh (12-13/12/2013) đã tổ chức thành công khóa đào tạo Thị trường Thủy sản EU - Xu hướng, qui định và các yêu cầu của khách hàng – EU Market Access Requirments – Trend, Legislative and Buyer requirements for Seafood”.

Chương trình đã thu hút sự tham dự của các đại diện đến từ Doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang… các Trường Đại học, cơ quan quản lý nhà nước tham dự: TINTHINH CO., LTD, HOANG HAI CO., LTD, SS CO., LTD, KHACANFOOD, THINH HUNG CO., LTD, HAI VUONG CO., LTD, NAFIQUAD 3, NHA TRANG UNIVERSITY, INCOMFISH, TOAN HUNG COMPANY, VIETNAM FISH ONE, CTE JSCO, AFIEX COMPANY, BASEAFOOD, INDUSTIAL UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY, BA RIA VUNG TAU UNIVERSITY…

Mr. Jan Van Straaten (MBA) - CBI ExpertVới sự chia sẻ thông tin của các chuyên gia CBI, đã cung cấp cho các học viên các thông tin chính thống về luật lệ, qui định, xu hướng và các khía cạnh yêu cầu ngoài pháp lý liên quan tới người mua hàng.

Thông qua khóa học đã giúp các học viên nắm được các thông tin hữu ích về:

-          Tổng quan thị trường EU, xu hướng mới nhất và tình hình thực tế.

-      Các yêu cầu pháp lý – Nguyên nhân gì làm gián đoạn quá trình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU?

-          Các yêu cầu của người tiêu dùng Châu Âu đối với thủy sản Việt Nam

-          Các hệ thống quản lý vệ sinh và sức khỏe cho người tiêu dùng EU

-          Cách sử dụng các yêu tiếp cận thị trường như là công cụ marketing

-          Các chứng nhận và yêu cầu về chứng nhận với các thị trường

-          Quy phạm thực hành thỏa mãn khách hàng (Customer CoC)

Trong khóa học, đã có các trao đổi thiết thực của các học viên với chuyên gia: “Hiện nay, ngày càng có nhiều yêu cầu từ phía người mua hàng, ngoài yêu cầu pháp lý thì các yêu cầu ngoài pháp lý ngày càng nhiều, đặc biệt hiện nay các chứng nhận tự nguyện ra đời từ nhiều tổ chức (nói là tự nguyện nhưng đa số các DN phải đáp ứng thì mới có thể xuất khẩu). Vậy liệu đây có phải là các rào cản mà các Tổ chức/Quốc gia nhập khẩu đang đưa ra để hạn chế sự thâm nhập sản phẩm của các nước xuất khẩu khi mà giá sản phẩm nhập khẩu đang thấp hơn so với giá sản phẩm cùng loại tại nước đó không ?”

Dr. Siegfried Bank - CBI ExpertCác chuyên gia cho rằng: Phải thừa nhận hiện nay có nhiều tiêu chuẩn tự nguyện ra đời đã làm khó, làm rối đối với các DN. Tuy nhiên trong số các chứng nhận đó, chúng ta nên quan tâm đến nhóm chứng nhận chứ không phải là số lượng chứng nhận. Có những chứng nhận có các điểm giống hoặc tương tự nhau về yêu cầu, nội dung. Vậy các DN cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn chứng nhận đáp ứng yêu cầu cao nhất và phù hợp nhất với thực tế tại DN. Và một thông điệp các chuyên gia đưa ra “Mong muốn trong tương lai 20 năm – 50 năm hay 500 năm sau, con cháu chúng ta vẫn có thủy - hải sản sạch để tiếp tục ăn, chứ không phải ăn các loại không đảm bảo chất lượng ”.

Về vấn đề truy suất nguồn gốc được các chuyên gia cho rằng: Các Doanh nghiệp Việt Nam nên có hệ thống các thông tin về truy suất nguồn gốc càng minh bạch, rõ ràng càng tốt. Qua đó, sẽ làm cho các khách hàng, nước nhập khẩu tìm kiếm thông tin thuận tiện, đặc biệt họ sẽ tin tưởng và đánh giá cao về thông tin và chất lượng. Đây sẽ là cơ sở để họ lựa chọn sản phẩm nhập khẩu.

Trong phần trao đổi của chuyên gia: Theo bạn đánh giá thì yêu cầu pháp lý quan trọng, hay yêu cầu ngoài pháp lý (người mua hàng) quan trọng ? Một nhóm học viên cho rằng: Yêu cầu pháp lý là quan trọng hơn vì: Yêu cầu pháp lý là nền tảng căn bản bắt buộc phải áp dụng trước, tiếp theo mới đến yêu cầu của người mua. Một nhóm khác lại đánh giá: Yêu cầu của khách hàng là quan trọng, vì hầu như khách hàng/người mua hàng nắm hầu hết các yêu cầu pháp lý của nước đó, nên khi các yêu cầu của người mua hàng thì họ cũng phải hiểu hết các yêu cầu của nước đó về mặt pháp lý. Kết luận chuyên gia: Cả hai yêu cầu đều quan trọng, nên chúng ta cần xem xét kỹ cả hai yêu cầu trên.

Chương trình còn có sự tham gia chia sẻ của diễn giả Việt Nam, đã giúp học viên có được các thông tin hai chiều hữu ích.

Tại Nha Trang Diễn giả Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký VASEP: Đã đưa ra các thông tin về xu hướng tiêu dùng và phân phối thủy sản tại EU. Trong đó đưa ra thông tin về tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, thị trường, hiện trạng tiêu thụ thủy sản và đưa ra các đánh giá xu hướng tiêu thụ thủy sản tại EU.

 

 

 

 

Tại Hồ Chí Minh Diễn giả Ngô Viết Hoài – Phó Tổng giám đốc BASEFOOD:

Đã chia sẻ các thông tin cơ hội, thách thức,rào cản và cách thức để thâm nhập thị trường EU.

 

 

 

 

Một số ý kiến đánh giá khóa học từ Học viên tham dự:

Anh Thiên Tân – Công ty TNHH Đồ Hộp Khánh Hòa: Qua khóa học đã nắm bắt rõ hơn các vấn đề về hướng vào thị trườn EU cũng như những thị trường tương tự. Định hướng tốt và xác định được các vấn đề pháp lý, thị trường, con người, xác định cơ hội hơn cho các chiến lược tiếp theo của DN.

Chị Phạm Thị Đan Phượng – Đại Học Nha Trang: Được cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường EU, phân biệt rõ sự khác biệt giữa BRC, IFS và ISO. Biết được một số vấn đề thực tế qua quá trình thực hành bài tập, trao đổi thông tin với các DN.

Chị Lê Thị Ngọc Thúy – Công ty TNHH Tín Thịnh: Qua khóa học tôi có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của nhà NK, cách tiếp cận thị trường, cách phát triển bền vững của DN. Đã hiểu rõ hơn về yêu cầu của người mua hàng, sẽ vận dụng các kiến thực đã học được để hoàn thiện hơn nữa trong công việc.

Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu: Qua khóa học đã hiểu rõ hơn thông tin về Luật, nhu cầu của người mua, kiểm soát các mối nguy, dãn nhãn, cách khai thác nhiều nguồn thông tin bổ ích. Nắm bắt các vấn đề liên quan đến các xu hướng và qui định của khách hàng.

Anh Trần Duy Tâm – Xí nghiệp AFIEX: Hiểu được các vấn đề quản lý rủi ro, rào cản thương mại. Sau khóa học sẽ tiến hành nâng cao quản lý chất lượng tốt hơn cho sản phẩm xuất khẩu.

Kết thúc khóa học, các học viên đều nhận được chứng nhận cuối khóa do VASEP, CBI, EU-MUTRAP cấp. Các Doanh nghiệp không có điều kiện tham dự chương trình có thể tham khảo thêm thông tin khóa học dưới đây.

1. Tổng quan khóa học

2. Hình ảnh khóa học tại Nha Trang

3. Hình ảnh khóa học tại Hồ Chí Minh

4. Danh sách học viên tham dự tại Nha Trang

5. Danh sách học viên tham dự tại HCM

6.  Tài liệu tiếng Việt & tiếng Anh (Vietnam & English)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục