Chương trình kiểm soát động vật gây hại (SSOP 9) là một trong những yêu cầu bắt buộc của các nhà máy chế biến thủy sản, thực phẩm, nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP, đồng thời đây cũng là yêu cầu cần thiết cho các DN để đạt các tiêu chuẩn BRC, GLOBALGAP, ISO 22000, IFS (International Food Standard).
Ngày 28/3/2017, Hiệp Hội VASEP đã tổ chức thành công khóa đào tạo “Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm” tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình được sự hỗ trợ về chuyên gia từ Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP).
Nội dung chương trình đã thu hút 21 DN chế biến thủy sản và thực phẩm tham dự, đến với khóa học đại diện các DN đã có cơ hội được trao đổi thảo thuận những vấn đề liên quan đến kế hoạch kiểm soát côn trùng, động vật gây hại tại công ty mình.
Chuyên gia của chương trình Ông Nguyễn Dương Hiếu và Bà Trần Hoàng Yến đã chia sẻ cách lập kế hoạch cũng như xây dựng chiến lược kiểm soát động vật gây hại (ĐVGH) tại các DN sao cho được hiệu quả. DN cần phải lập các sổ theo dõi theo từng tháng, từng quý, báo cáo năm cho từng loài côn trùng phải kiểm soát tại nhà máy.
Các chuyên gia cho biết, khi ta đã nắm bắt rõ vòng đời, mùa sinh sản, tập tính sinh hoạt của mỗi loài côn trùng gây hại từ đó sẽ có những chiến lược về thiết bị bẫy cũng như thực đơn bẫy phù hợp như vậy việc kiểm soát sẽ hiệu quả hơn.
Áp dụng đối với việc kiểm soát, diệt ruồi: khi cán bộ xây dựng kế hoạch kiểm soát ruồi đã nắm bắt được đặc tính con ruồi thích các chất phân hủy: rác, xác động vật thối rữa, có vòng đời ngắn; Sinh sản nhanh; Nhiệt độ càng cao, trứng càng mau nở; Ruồi bay thẳng, hướng về phía ánh sang; Ruồi thích bề mặt trắng …
Từ đó sẽ đưa ra một số phương án kiểm soát; Cần làm vệ sinh sạch sẽ; Lưới 12-18 mesh; Màn khí thổi; Màn che; Đèn diệt côn trùng, bẫy dính; Cửa tự đóng; Thuốc diệt ruồi… lựa chọn đèn diệt côn trùng đối với các DN chế biến hiện nay là rất phổ biến, nên đặt đèn theo đúng kỹ thuật: cách nhau khoảng 9m. Và cách thực phẩm >1.5m; Cách nền trong khoảng 1.5m để đón thói quen bay của ruồi; Đèn nên cho hoạt động liên tục. Hiệu quả nhất là khi trong phòng tắt đèn; Không nên treo đèn trong cửa kiếng (bên ngoài có thể thấy) kết quả kiểm soát, diệt ruồi chắc chắn rất hiệu quả.
Tương tự đối với vác loài chuột, bọ, muỗi, gián và một số loài ĐVGH khác các DN nên xây dựng khung kiểm soát thật chật chẽ, có báo cáo thống kê cho từng loài, báo cáo hiệu quả khi sử dụng các loại bẫy, các loại mồi và phải sử dụng bẫy, mồi theo đúng quy định.
Khóa học nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các Anh, Chị tham gia. Xin được trích dẫn một số chia sẻ tại chương trình:
Anh Phạm Minh Tuân – Công ty CP XNK Khánh An chia sẻ: Khóa học giúp tôi thu nhận được thêm nhiều kiến thức về kiểm soát ĐVGH. Sau khi quay lại làm việc tôi sẽ thay đổi một số công tác quản lý kiểm soát côn trùng tại nhà máy.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Tú – Công ty TNHH DE HEUS cho biết: Tôi được hệ thống lại kiến thức về kiểm soát động vật gây hại trong nhà máy, từ đó có những cải tiến tốt hơn trong việc kiểm soát và xây dựng hồ sơ kiểm soát ĐVGH
Anh Nguyễn Thế Lạc - Công ty CP Thủy sản số 5 chia sẻ: Chương trình giúp tôi bổ sung kiến thức và học hỏi kinh nghiệm kiểm soát ĐVGH từ chuyên gia và các Anh, chị tham dự.
Chị Lê Thị Phương Lan – Công CP Chế biến Thủy Hải Sản Liên Thành chia sẻ: Nội dung về MSDS và bài các lỗi sai thường gặp rất bổ ích cho công việc của tôi. Các chuyên gia đã chia sẻ các biểu mẫu phù hợp và hiệu quả trong việc theo dõi giáp sát, tổng hợp kết quả trong quá trình diệt côn trùng, ruồi, muỗi.
Chị Đoàn Thị Vân Anh – Công ty CP XNK Bình Thuận cho biết: Qua khóa đào tạo bản thân đã được hiểu sâu hơn về đặc tính sinh thái của từng loài ĐVGH cũng như cách phòng ngừa và tiêu diệt. Sau khi quay lại làm việc bản thân sẽ đề xuất lãnh đạo xây dựng SSOP 9 sâu sắc và rõ ràng hơn.
Chi Phạm Thị Như Nguyệt - Công ty CP FUJIMITSU Lê Nam Việt Nam chia sẻ: Tôi thấy các nội dung chương trình đều liên quan đến công việc hiện nay của tôi, tuy nhiên tôi thích các tình huống thực tế được đưa ra để xử lý vì nó rất thực tiễn. Khi quay lại làm việc tôi sẽ thay đổi cách làm việc và thông tin báo cáo phải phù hợp hơn, cũng như áp dụng thêm các biện pháp kiểm soát ĐVGH tại công ty.
Kết thúc chương trình các anh, chị tham dự đều đủ điều kiện nhận chứng chỉ do Ban tổ chức trao tại khóa học.
Qúy doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đến chương trình vui lòng gửi địa chỉ nhận thông tin về VASEP để biết thêm chi tiết về chương trình. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: Phòng đào tạo, tel: 04 38 35 4496 ext 210, Email: training@vasep.com.vn.
Xin mời xem thêm hình ảnh khóa học TẠI ĐÂY