Vệ sinh bề mặt và sử dụng hóa chất làm sạch các bề mặt tiếp xúc, là hai vấn đề quan trọng và riêng biệt ..!

Vệ sinh và làm sạch hiệu quả các bề mặt tiếp xúc thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản, các dụng cụ, phụ kiện, thiết bị và tất cả các bề mặt tiếp xúc thực phẩm phải luôn được duy trì trong tình trạng sạch sẽ và hợp vệ sinh.Vệ sinh bề mặt và cách sử dụng hóa chất làm sạch các bề mặt tiếp xúc, diệt khuẩn trong các nhà máy chế biến thủy sản là hai vấn đề quan trọng và riêng biệt. Chúng giúp ngăn chặn sinh vật gây ngộ độc thực phẩm sinh sôi nẩy nở, lan truyền và giúp làm giảm các hoạt động của các loài gây hại tại các nhà máy chế biến thủy sản. Đây cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc kiểm soát thuộc chương trình kiểm soát vệ sinh (SSOP) của hệ thống HACCP.

Ngày 28/4/2017  tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội VASEP phối hợp cùng Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) đã tổ chức thành công khóa đào tạo : “Vệ sinh và làm sạch hiệu quả các bề mặt tiếp xúc tại Doanh nghiệp Chế biến thủy sản”

Nội dung chính của chương trình được chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Bình– Th.S Cộng nghệ sinh học – với hơn 17 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn kỹ thuật trong ngành thủy sản, chuyên gia BRC, HACCP, ISO, BAP chia sẻ, nhiều khái niệm về vệ sinh, khử trùng và làm sạch được chuyên gia giải thích một cách cụ thể tại khoá học. Sự khác nhau cơ bản của các chất tẩy rửa (Detergent) và chất khử trùng (Disinfectant) được phân biệt rõ ràng nhằm giúp cho học viên có cách nhận định chính xác khi sử dụng 2 hóa chất này tại nhà máy chế biến thủy sản. Đồng thời,cũng cho thấy rằng các bề mặt tiếp xúc trực tiếp  với sản phẩm (Food-contact surface) như: bao tay, yếm, ủng và dụng cụ sản xuất: thau, rổ, dao, thớt, liếc, mặt bàn, bồn chứa, thùng rửa, khuôn, cân, PE xếp khuôn… và các bề mặt tiếp xúc gián tiếpvới sản phẩm (non- Food-contact surface)  như trần, tường, nền nhà, đèn, cửa kính, các máy móc thiết bị, cống rãnh…cần phải đảm bảo và duy trì điều kiện vệ sinh tốt trước khi bắt đầu, trong thời gian sản xuất và cuối ca sản xuất. Nhiều thiết bị cần phải được thay mới khi có dấu hiệu bị hỏng như: rổ, thùng rửa, bồn chứa bị nứt, bể…, thường xuyên có kế hoạch bảo trì và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc thường xuyên và phù hợp nhằm hạn chế tối đa sự  sinh sôi nẩy nở và lan truyền của các sinh vật gây hại.

Khóa học còn cho thấy được tầm quan trọng trong việc vệ sinh và làm sạch trong DN CBTS chính là:

- Tuân thủ các yêu cầu mang tính pháp lý: Qui định 852/2004 của EU, Qui định EC 1935/2004, EU 10/2011, QCVN 02-01:2009/BNNPTNT…

- Hạn chế điều kiện phát triển của VSV, giảm số lượng vi sinh vật, tiêu diệt vi sinh vật gây hại,  ngăn ngừa mối nguy lây nhiễm vi sinh vật

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc làm sạch hiệu quả bề mặt chính là chọn lựa các loại chất tẩy rửa có hiệu quả:

- Các chất vô cơ bám dính, mảnh protein: chất tẩy rửa có tính acid (áp dụng định kì)

- Tinh bột, trái cây, đường, acid hữu cơ: chất tẩy rửa có tính kiềm nhẹ

- TP béo (mỡ, bơ, margarine, dầu) – chất tẩy rửa có tính kiềm

- TP có hàm lượng protein cao (thịt, cá) – chất tẩy rửa có tính kiềm được chlorine hóa.

Tùy vào từng loại hóa chất mà có biện pháp áp dụng thường xuyên, định kỳ hay theo nguyên tắc “complementary”. Ngoài ra chuyên gia cũng cho thấy rằng hiệu quả của các loại chất tẩy rửa phụ thuộc vào: nồng độ, pH, độ cứng của nước và sự bám của vi sinh vật. Chất khử trùng được cho là lý tưởng là chất có khả năng: tiêu diệt VSV sinh dưỡng, hoạt động tốt trong nhiều môi trường khác nhau, tan trong nước, không đắt, dễ sử dụng, sẵn có, không kích ứng da, không có mùi khó chịu.

Phần còn lại của chương trình liên quan đến các loại hóa chất, và cách sử dụng hóa chất làm sạch các loại bề mặt tiếp xúc, diệt khuẩn trong DN CBTS được chuyên gia Vũ Thế Thanh- trên 30 năm kinh nghiệm về tư vấn, nghiên cứu và chuyển giao kỷ thuật công nghệ, sản xuất phụ gia cho chế biến thủy sản xuất khẩu và các loại hóa chất công nghiệp thực phẩm chia sẽ. Nhiều giải pháp sát khuẩn mang tính hiệu quả cao trong nhà máy chế biến được chuyên gia giới thiệu cho học viên, ngoài ra các hóa chất sử dụng hiệu quả và àn toàn cho người sử dụng cũng được đề cặp đến như: Chlorine và dẫn xuất, hỗn hợp peracetic acid,  hydrogen peroxide, ozone, chiếu xạ. Ở mỗi loại hóa chất sẽ được hướng dẩn cụ thể rõ ràng về thành phần hóa học, đặc tính riêng biệt của từng loại hóa chất, cách thức sử dụng cũng như phương pháp sử dụng từng loại hóa chất sao cho có hiệu quả nhất. Mỗi hóa chất sử dụng điều được cập nhật các quy định về kiểm soát vi lượng khi sử dụng tại nhà máy: qui định của CODEX; qui định của Hoa Kỳ; qui định của EU; qui định của Việt Nam và qui định của một số nước khác.

Cuối mỗi nội dung chương trình các chuyên gia đều có phần thảo luận xen kẽ với các anh, chị học viên đến từ nhiều công ty khác nhau, đây cũng là cơ hội giúp cho các học viên giải đáp được nhiều vướng mắc trong quá trình vệ sinh tại nhà máy cùng 2 chuyên gia đầu ngành, cũng như được chia sẻ những kinh nghiệm và nâng cao nhận thức từ các anh, chị học viên của các công ty khác.

Xin được trích dẫn một số câu hỏi thảo luận tại chương trình:

Câu hỏi: Phương pháp xử lý nấm mốc triệt để trong nhà máy chế biến thủy sản?

Chuyên gia trả lời: Vì nấm mốc có khả năng sinh bào tử nên dể dàng lây lang trong không khí, để xử lý nấm mốc triệt để cần thực hiện tổng vệ sinh toàn bộ nhà xưởng với mục đích xử lý triệt để nấm mốc và chú ý là không làm vệ sinh nhà xưởng theo hình thức cuốn chiếu.

Ngoài ra còn có thể áp dụng các phương pháp sau:

- Áp dụng phương pháp bình phun xịt: sử dụng chlorine dung dịch hay dung dịch cồn phun vào không khí nhằm tiêu diệt nấm bào tử.

- Kiểm soát độ ẩm trên tưởng bằng cách: ốp men cho tường,..nhằm tránh sự bám của nấm bào tử.

- Sử dụng tia tử ngoại (tia UV) kết hợp với việc sử dụng chlorine để diệt bào tử nấm.

Câu hỏi: Làm thế nào để khử trùng hiệu quả?

Chuyên gia trả lời: Phải bảo đảm rằng đồ vật được khử trùng phải được vệ sinh sạch sẽ. Việc khử trùng sẽ không hiệu quả trên bề mặt còn dơ, bẩn.

Câu hỏi: Hóa chất nào tẩy rửa hiệu quả bề mặt sàn nhà có nhiều mỡ cá

Chuyên gia trả lời: Xả phòng là chất tẩy rửa hiệu quả nhất các bề mặt bị bám mỡ, dầu cá,… tuy nhiên để làm tăng tính  quả khi sử dung xà phòng thì cần phải thực hiện theo thứ tự sau:

- Bước 1: Xịt nước nóng cho nhằm làm rửa trôi các vết mở bám trên nền

- Bước 2: Rửa sạch mặt nền bằng  xà phòng.

- Bước 3: Dùng nước sạch rửa lại cho sạch xà phòng.

Câu hỏi: Làm thế nào để vệ sinh băng truyền khi có nhiều mẫu bột bị dính vào kẻ của băng truyền

Chuyên gia trả lời: Sử dụng bình xịt cao áp thổi hết các bụi trên bề mặt băng truyền trước khi vệ phun nước vệ sinh băng truyền.

Câu hỏi: Làm thế nào để vệ sinh hiệu quả?

Chuyên gia trả lời: Vệ sinh hiệu quả  thường bao gồm các bước sau:

- Cạo, lau hoặc quét các chất bẩn dư thừa  và rửa qua bằng nước.

- Rửa bằng nước nóng và chất tẩy rửa để loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn

- Xả sạch tất cả các chất bẩn hoặc chất tẩy rửa còn sót lại.

Qúy doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đến chương trình và các chương trình liên quan đến Quản lý chất lượng trong chế biến thủy sản, vui lòng gửi thông tin đến VASEP.PRO để biết thêm chi tiết về các chương trình. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: Phòng đào tạo, tel: 04 38 35 4496 ext 210, Email: training@vasep.com.vn.

Tổng hợp

Ngọc Trinh

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục