Rút ngắn khoảng cách giữa “Người nuôi” và “Người tiêu dùng” !

Sáng ngày 24/5/2013, VASEP.PRO phối hợp cùng Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AIT – VN) tổ chức thành công Hội thảo “Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt hơn và Thương mại Thủy sản Quốc tế”. Chương trình đã thu hút sự quan tâm của 46 đại diện các doanh nghiệp thủy sản, các trường đại học, các tổ chức, cá nhân: HAI NAM Co.,Ltd; SAMEFICO; NONG LAM UNIVERSITY; CAMIMEX ;VINH HOAN CORP ; TO CHAU JSC; VIET THANG CO.,LTD; WILMAR AGRO VIETNAM; GODACO; HTF; APT CO...

 Đây là chương trình được các DN đặc biệt quan tâm bởi sự chia sẻ nguồn thông tin đáng tin cậy từ các chuyên gia hàng đầu của AIT Thái Lan và AIT Việt Nam.

 

 

Hội thảo gồm 02 phần chính:

  1. Phần 1: Các vấn đề về nuôi trồng thủy sản tốt và thương mại thủy sản quốc tế
  2. Phần 2: Chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh nuôi trồng thủy sản của AIT VN

Tại Phần 1: T.s Dabbadie - Chuyên gia cao cấp nuôi trồng và QL nguồn lợi Thủy sản AIT-Thái Lan đã cung cấp các thông tin nổi bật về tình hình, xu hướng của nuôi trồng thủy sản các nước khu vực Châu Á và trên Thế giới, cũng như chỉ ra các thuận lợi, khó khăn trong nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam. Ông chia sẻ rằng với đặc thù các DN thủy sản ở Việt Nam phần lớn là các công ty sản xuất chế biến với quy mô nhỏ, nên việc áp dụng các chứng nhận do thế giới quy định là quá khó, vì các quy chế đó rất tốn thời gian và kinh phí đầu tư, nên chúng ta cần có các giải pháp tối ưu nhất để áp dụng cho cả các DN lớn và nhỏ.

Anh Cù Hoàng Tuấn - Trường Đại học Nông Lâm hỏi: Các chứng nhận đưa ra là rất tốt cho cả người tiêu dùng, người nuôi trồng và người sản xuất, nhưng đối với các công ty nhỏ ở Việt Nam để áp dụng được những chứng nhận đó sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian thậm chí bỏ cả nhân lực và kinh phí cũng không hoàn thành tốt chứng nhận đó. Vậy xin hỏi đối với các công ty quy mô nhỏ nên áp dụng như thế nào ?

Chuyên gia trả lời: Trước tiên doanh nghiệp phải có được các thông tin về các tiêu chuẩn, chứng nhận và được đào tạo, hỗ trợ thực hành về các yêu cầu, nguyên lý áp dụng…,qua đó DN sẽ biết được mức độ đáp ứng thành công các tiêu chuẩn của DN mình là bao nhiêu và lựa chọn tiêu chuẩn có tỷ lệ thành công cao nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho DN.

Anh Bùi Anh Dũng Công ty CP QVD Tân Hòa ý kiến: Tôi mong muốn được các chuyên gia cho lời khuyên chung về các tiêu chuẩn cho ngành thủy sản, vì mỗi tiêu chuẩn đều có 1 kiểm toán riêng vậy làm thế nào để thống nhất được điều này.

Chuyên gia trả lời: Những tiêu chuẩn ASC, Global GAP, BAP rất gần giống nhau và chúng đều có một điểm chung, như vậy ta cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho cả 3 tiêu chuẩn trên. Trong tương lai gần sẽ có một kiểm toán chất lượng cho cả 3 tiêu chuẩn đó.

Tại Phần 2: Bà SuSanne Dollmann – Chuyên gia AIT – VN đã giới thiệu chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh nuôi trồng thủy sản của AIT-VN. Đây được xem là chương trình mang tính quốc tế cao, không chỉ phù hợp cho các sinh viên sau đại học, mà còn phù hợp cho các cán bộ đang công tác tại các công ty thủy sản. AIT VN sẽ hỗ trợ hết mức có thể trong việc tìm kiếm địa điểm thực tập cho học viên, cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học viên có kết quả tốt cũng như kinh nghiệm chuyên sâu về thủy sản.

Ngoài ra, trong chương trình, T.s Dabbadie đã đưa ra mô hình nuôi thủy sản trong lồng hình cầu, đây là mô hình mới được quốc gia PANAMA đã áp dụng thành công, chủ yếu cho nuôi tôm và cá kẽm. Với cấu tạo của lồng nuôi là hình cầu giống hình trái đất, lồng nuôi sẽ tận dụng bề mặt tiếp xúc với nước dễ dàng, đồng thời giảm được thiệt hại ảnh hưởng của bão và thủy chiều…

Kết thúc chương trình, các chuyên gia đưa ra thông điệp cho người nuôi rằng: Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng, tiêu chí cần cho các doanh nghiệp là nên rút ngắn khoảng cách giữa người nuôi và người tiêu dùng hơn nữa.  

Các DN quan tâm tới các vấn đề được giới thiệu trong Hội thảo, có thể liên hệ trao đổi trực tiếp với các chuyên gia AIT: T.s Dabbadie - Chuyên gia nuôi trồng và QL nguồn lợi Thủy sản AIT-Thái Lan; Email; lionel.dabbadie@cirad.fr Th.s Susanne Dollmann; Emai:  susanne.dollmann@yahoo.de 

Hoặc liên hệ với Phòng đào tạo VASEP.PRO: email: training@vasep.com.vn

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục