Rà soát dự án chuỗi cá tra bền vững, phát triển hình ảnh tại EU

(vasep.com.vn) Sau 4 năm triển khai nhiều hoạt động, Dự án Xây dựng Chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, chủ trì bởi Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), phối hợp thực hiện với WWF Việt Nam, WWF Áo và VASEP đã thu được những kết quả tích cực và cụ thể. Mỗi doanh nghiệp cá tra tham gia triển khai các gói hỗ trợ đã tiết kiệm được từ 2-5 tỷ đồng, tiết kiệm được 28,5% lượng nước tiêu thụ, 28% lượng nước thải được giảm phát ra môi trường, 18,6

Nhằm đánh giá, công bố các kết quả đạt được của dự án đồng thời tiếp nhận các ý kiến đóng góp từ các bên trong chuỗi cung ứng cá tra, ngày 17/1/2017, Dự án SUPA đã tổ chức Hội thảo “Rà soát đánh giá kết quả dự án” tại Cần Thơ.

Theo tổng hợp của VNCPC, Dự án này đã nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho 9 vùng tập trung ương và 9 vùng tập trung nuôi, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho hơn 200 hộ nuôi ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, ứng dụng kết quả nghiên cứu cho 259 nông dân ở 3 tỉnh: Đồng Tháp, Vĩnh Long và An  Giang.

Để giúp doanh nghiệp chế biến cá tra tối ưu hóa các quá trình sản xuất, tiết kiệm năng lượng, nước, cắt giảm chi phí sản xuất, sáng tạo và đổi mới sản phẩm, cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp, Dự án cũng đã triển khai gói hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến cá tra thông qua 2 chương trình là: Chương trình sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) và chương trình đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững (SPI). Sau 48 tháng thực hiện đã đào tạo, đánh giá RECP cho 53 doanh nghiệp cá tra và trao chứng nhận RECP cho 7 DN.

Nằm trong khuôn khổ dự án SUPA, WWF Áo khởi xướng và thực hiện phát triển ý tưởng mới cho quảng bá các sản phẩm cá tra tại thị trường EU ở 3 nhóm ý tưởng: (1) Cải tiến bao bì và chuyển tải thông tin trên bao bì sản phẩm; (2) Phát triển nhóm sản phẩm mới và khách hàng mới; (3) Truyền thông xây dựng hình ảnh sản phẩm.

Theo kết quả khảo sát của WWF Áo thì có tới 86% người tham gia biết tới sản phẩm cá tra, 80% người biết tới cá Alaska pollock (sản phẩm cá thịt trắng đối thủ cạnh tranh lớn của cá tra Việt Nam) và chỉ có 20% biết tới sản phẩm cá rô phi. ½ người tiêu dùng thích vị ngon của cá tra và 1/3 người tiêu dùng bàn tới vấn đề giá cả, ¼ người tiêu dùng muốn ăn thử cá tra. Tuy nhiên, một số người khác cũng hoài nghi cho rằng cá tra không ngon hơn các sản phẩm hải sản và lo ngại về thuốc kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi cá.

Đại diện WWF Áo cho rằng, sản phẩm cá tra Việt Nam tại Châu Âu vẫn còn nhiều thách thức như: giá thấp, hình ảnh bị bôi xấu theo hướng tiêu cực, không có chế độ ưu đãi dành cho sản phẩm có dán nhãn ASC, vẫn còn có cảm nhận không đúng từ khách hàng và chịu sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm cá thịt trắng khác. Thông qua dự án Fish Forward ở 11 nước Châu Âu, WWF Áo sẽ tiếp tục xây dựng những câu chuyện tích cực về cá tra và quảng bá cùng với mạng lưới WWF toàn cầu.

Sau buổi hội thảo, đại diện 4 bên tham gia dự án SUPA và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần Thơ cũng tiến hành Lễ cắt băng khánh thành trang trại mẫu.

 
 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục