Nhận thêm kiến thức về các chứng nhận tự nguyện, hiểu hơn qui định NK thủy sản vào thị trường EU!

Ngày 22 – 26/9/2017 Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội VASEP phối hợp cùng Dự án Hỗ trợ Chính sách thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) đã tổ chức thành công khóa đào tạo “Các loại chứng nhận tự nguyện và qui định nhập khẩu thủy sản để đáp ứng thị trường EU”tại Tp. HCM và Tp. cần Thơ.

Chương trình đã thu hút nhiều đại diện của các DN thủy sản tham dự như: Công Ty TNHH Tân Thành Lợi, Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thực Phẩm Á Châu, Công Ty Cp Chứng Nhận Và Giám Định Vinacert, Công Ty TNHH  Thực Phẩm Xuất Khẩu Hai Thanh, Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu III, Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long, Công Ty Cp Vĩnh Hoàn Collagen, Công Ty TNHH  MTV Chuỗi Cung Ứng Minh Phú, Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thực Phẩm Á Châu, Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang, Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta, Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cà Mau, Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Trung Sơn ….

Khóa học nhằm chia sẻ thông tin về yêu cầu chứng nhận tự nguyện và qui định nhập khẩu đối với các sản phẩm thuỷ sản đặt ra bởi thị trường EU, nhu cầu, hiện trạng và định hướng áp dụng chứng nhận của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam. Với gần 80 học viên là lãnh đạo DN và là các cán bộ phụ trách các bộ phận: Sản xuất, Chất lượng, Kế hoạch, Chứng nhận đến tham gia khóa học…

 Khóa đào tạo tập trung vào các nội dung chính như sau: Tổng quát các tiêu chuẩn tự nguyện đang áp dụng trong ngành thủy sản,  các tiêu chuẩn được GFSI thừa nhận, các tiêu chuẩn áp dụng cho vùng nuôi, trại giống, vùng khai thác, nhà máy thức ăn (GLOBALGAP, BAP, FOS, ASC, MSC, GMP+), các tiêu chuẩn áp dụng cho nhà máy chế biến thủy sản (BRC, IFS, MSC/ASC-CoC, BAP, FSSC), các tiêu chuẩn thuộc nhóm môi trường, trách nhiệm XH (ISO 14000, SA8000, OHSAS), các yêu cầu, qui định chung của thủy sản nhập khẩu vào thị trường EƯ, các yêu cầu, qui định riêng của thủy sản nhập khẩu vào các quốc gia thuộc EU.

Các nội dung thảo luận tập trung vào làm rõ hơn định hướng, tiềm năng tiếp cận thị trường EU đối với từng nhóm sản phẩm thuỷ sản cụ thể, các đề xuất, kiến nghị liên quan tới áp dụng các chứng nhận yêu cầu bởi thị trường EU đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Theo Chuyên gia Nguyễn Dương Hiếu - Đánh giá trưởng HACCP, BRC, ISO 9001 – cho biết  EU có những yêu cầu rất đặc thù và có những quy định chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Để thúc đẩy hoạt động thương mại thủy sản giữa Việt Nam - EU, các doanh nghiệp Việt ngoài đảm bảo những tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn GlobalGAP còn cần đạt thêm một số chứng nhận của các Tổ chức phi chính phủ khác để có thể mở rộng thị trường tại EU.

Ngoài ra ông cũng đưa ra hàng loạt các loại chứng nhận tự nguyện dựa trên các yêu cầu chung của EU như: BRC (British Retail Consortium), IFS   (International Featured Standard), ISO22000 (International Organization for Standardization), FSSC22000 (Food Safety System Certification),     MSC/ASC  (Marine/Aquaculture Stewardship Council), FOS   (Friend of the Sea),  BAP   (Best Aquaculture Practices). Bên cạnh đó chuyên gia còn cung cấp đến học viên các quy định và yêu cầu của thị trường như:

- Khuyến cáo của ủy ban Thực phẩm Codex (CAC/RCP 01-1969, phiên bản 4:2003)

- Yêu cầu bắt buộc của EU (852, 854/2004)

- Yêu cầu bắt buộc của Mỹ (21CFR 123)

- Yêu cầu của Canada, Australia

- Tiêu chuẩn VN (TCVN 5603), QCVN

Một nội dung quan trọng của khóa đào tạo mà chuyên gia đã cung cấp cho học viên là: các quy định của EU về bảo đảm an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản, nội dung này nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiệp thủy sản nắm được các thể chế quản lý an toàn thực phẩm, các thông tin chung về về liên minh châu Âu, các cơ cấu tổ chức/phân công phân cấp, các biện pháp xây dựng và thực thi chính sách tại cấp quốc gia. Hệ thống văn bản quy định, bên cạnh đó khóa đào tạo còn giúp cho học viên nắm được một số các quy định cụ thể khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang EU như : Đăng ký vào danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU, Quy định về ghi nhãn và các quy định về chứng thư.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm khi xuất khẩu vào EU, ngoài những tiêu chuẩn bắt buộc như: GlobalGAP, ASC (nhãn của người tiêu dùng), MSC (thân thiện với đại dương), BRC (an toàn thực phẩm)… các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nên có một số chứng nhận tự nguyện khác như BAP (nuôi trồng thủy sản tốt), IFS (độ an toàn)… Doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn này, chắc chắn việc thâm nhập thị trường EU sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

 

 

 

Kết thúc mỗi chương trình các anh, chị học viên đều đủ điều kiện nhận chứng nhận vào cuối khóa do Ban tổ chức cấp. Các thông tin liên quan đến chương trình và kế hoạch đào tạo vui lòng gửi địa chỉ nhận thông tin về VASEP để biết thêm chi tiết về chương trình. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: Phòng đào tạo, tel: 024 38 35 4496 ext 210, Email: training@vasep.com.vn

Tổng hợp

Ngọc Trinh

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục