Công tác An toàn lao động (ATLĐ) luôn được đặt lên hàng đầu vì nó hướng đến con người bảo vệ con người, được làm việc và sống trong môi trường lao động tốt nhất; con người chính là động lực của sự phát triển của DN
Theo thống kê của tổ chức ILO, mỗi ngày có tới 6300 chết vì tai nạn lao động hoặc do bệnh liên quan tới lao động – tức là hơn 2.3 triệu người chết mỗi năm. 317 triệu ca tai nạn xảy ra mỗi năm; rất nhiều người trong số đó phải nghỉ việc dài hạn. Thực tế rất nhiều ca tai nạn có thể tránh/giảm thiểu thương tật và bệnh tật.
Thư kí của ISO/PC 283, Charles Corrie nhận xét: "Thiệt hại kinh tế do điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp gây ra hàng năm ước tính tới 4 phần trăm Tổng Sản phẩm Quốc nội toàn cầu, theo số liệu của ILO. Do tai nạn và nghề nghiệp lao động, các ông chủ phải chịu các tổn thất do nhân viên về hưu sớm, mất các lao động giỏi, công nhân nghỉ việc, phí bảo hiểm cao.
Nhằm giúp các DN đánh giá mức độ an toàn lao động hiện nay tại DN, cung cấp các kiến thức, kỹ năng và các biện pháp ứng phó kịp thời liên quan tới công tác an toàn lao động và sức khỏe người lao động, giúp thiết lập một môi trường làm việc an toàn trong DN. Ngày 13/4/2015 Hiệp hội VASEP đã tổ chức khóa đào tạo “An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động trong DN thủy sản” tại TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung đào tạo được các cán bộ tham dự đánh giá tốt, nội dung sâu sắc có tính chất thực tiễn cao. Khóa học đã giúp các cán bộ tham dự nhận thức rõ hơn về công tác kiểm soát các mối nguy, gây ra mất an toàn lao động trong quá trình sản xuất. Mỗi DN cần lập kế hoạch rà soát các thiết bị không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn để có phương án thay thế và bổ sung. Cần có chính sách, quy định chặt chẽ cho công nhân, đặc biệt là người mới vào công ty làm việc.
Tại chương trình Học viên đã có cơ hội hỏi đáp và chia sẻ kinh nghiệm với chuyên gia khóa học ông Đỗ Dương Trúc - trên 20 năm kinh nghiệm đào tạo và huấn luyện các giám sát viên, người lao động về an toàn trong sản xuất cho các công ty lớn tại Việt Nam.
Với những kinh nghiệm thực tế chuyên gia chia sẻ; người lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất dù là bất cứ ở công đoạn nào đều có các mối nguy tiềm ẩn, cần phải kiểm soát chặt chẽ. Riêng đối với ngành thủy sản, do đặc thù của ngành phải thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, quy định an toàn vệ sinh, ATTP khắt khe nên tiềm ẩn cao những mối nguy gây ra tai. Trong đó các vị trí làm việc thường xảy ra tai nạn như trong không gian giới hạn (buồn chứa khí, bể chứa chất thải …), trong kho hàng, kho lạnh, công tác vận chuyển hàng hóa bằng xê nâng, bốc gỡ hàng hóa, pha chế hóa chất,… .
Đồng thời ngành thủy sản cũng là một trong các ngành hay có sự thay đổi, bổ sung người lao động, nên công tác kèm cặp đối với công nhân mới cần phải có người theo dõi sát sao, đảm bảo mọi thao tác của công việc phải đúng. Việc gì cán bộ mới không chắc thì không được thực hiện, tuyệt đối không được thực hiện công việc theo cảm tính. Tại mỗi công đoạn khi có cán bộ bảo dưỡng, sữa chữa thay thế cần phải có biển thông báo rõ ràng, có khóa an toàn và cán bộ phụ trách giám sát nghiệm ngặt.
Song song với công tác an toàn trong sản xuất là kế hoạch ứng phó với các trường hợp xấu xảy ra. Công tác ứng phó phải được xây dựng và thường xuyên thực hành đào tạo cho cả ban lãnh đạo và người lao động tham gia. Các buổi tập huấn phải được thực hành nghiêm chỉnh, theo đúng quy định. Từ các buổi đào tạo đó, sẽ trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để người lao động có thể xử lý đúng trong trường hợp cần thiết. Lập các biển hiệu có đầy đủ thông tin liên hệ các ban ngành liên quan (phụ trách kỹ thuật, cấp cứu ...) để thông báo trực tiếp khi có trường hợp xấu xảy ra.
Cách giảm thiểu số vụ tai nạn xảy ra trong DN điều đầu tiên người lãnh đạo phải làm đó là: lập kế hoạch phân bổ công tác giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt, tất cả các quá trình sản xuất tại DN. Có những quy định thưởng, phạt rõ ràng khi lãnh đạo, công nhân làm sai dẫn đến những tai nạn trong quá trình làm việc. Người giám sát làm tốt công tác giám sát chính là làm tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.
Hãy là người lãnh quan tâm đến vấn đề an toàn và sức khỏe cho công nhân của mình bằng cách đảm bảo an toàn trong quá trình lao động và quan tâm đến đời sống hàng ngày của công nhân. Những chính sách quan tâm đến dụng cụ, bảo hộ lao động, nhà để xe, nhà ăn... của lãnh đạo, cũng đã tạo niềm tin và sự nhiệt tình người lao động trong công tác sản xuất cho DN. Hãy tận dụng tốt nguồn đối tác sẵn để xây dựng và phát triển DN.
Mọi câu hỏi liên quan tới chương trình Quý doanh nghiệp vui lòng gửi về VASEP theo thông tin: Chị Nguyễn Thanh, tel: 04 38 35 4496 ext 205, Email: nguyenthanh@vasep.com.vn.