Kiểm soát kháng sinh, hóa chất từ nguồn nuôi đến người tiêu dùng !

Kiểm soát về hóa chất, kháng sinh trong thủy sản vẫn đang là vấn đề “nóng” đối với ngành. Phía các nhà nhập khẩu, các cơ quan quản lý ATTP ngày càng giám sát, quản lý nghiêm ngặt hơn từ khâu nuôi – sản xuất – thành phẩm, đòi hỏi các cơ sở nuôi và chế biến cần có thêm kiến thức về cách sử dụng cũng như kiểm soát hiệu quả hóa chất, kháng sinh theo đúng luật lệ và quy định.

Ngày 22/2/2017 tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội VASEP đã tổ chức thành công khóa đào tạo Kiểm soát hiệu quả hóa chất, kháng sinh trong chuỗi cung cấp thủy sản”. Chương trình được sự hỗ trợ về chuyên gia từ Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP).

Nội dung về kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong nuôi thủy sản, do PGS. Ts Từ Thanh Dung – trên 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh học thủy sản, phương pháp sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản trình bày trong buổi sáng. Chuyên gia đã chia sẻ: Việc giám sát sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản chưa thực sự hiệu quả, dẫn tới sản phẩm đến khâu chế biến không đạt chất lượng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất của DN.

Trong quá trình nuôi, có rất nhiều phương pháp sử dụng thuốc khác nhau để tăng hiệu quả hơn cho quá trình sử dụng như: Cho thuốc vào môi trường nước; Phương pháp ngâm; Phương pháp tắm; Phương pháp treo túi thuốc; Tắm thuốc cho cá nuôi lồng biển; Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn …

Đồng thời chuyên gia Từ Thanh Dung cũng chia sẻ nguyên nhân gây thất bại trong việc dùng kháng sinh chủ yếu là do:

- Không có quy trình điều trị chính xác

- Điều trị khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, theo hướng dẫn của người bán thuốc, theo kinh nghiệm của những người nuôi khác.

- Do sự hạn chế kiến thức về thuốc dùng cho thủy sản nên việc chọn thuốc và phối hợp thuốc để điêu trị không phù hợp.

- Không đưa được thuốc cần điều trị vào cơ thể ĐVTS (cá tôm không ăn thức ăn trộn thuốc)

- Kháng sinh không vào được ổ nhiễm khuẩn (cách dùng thuốc)

- Kháng sinh chịu ảnh hưởng của môi trường thủy lý, thủy hoá

- Bảo quản kháng sinh không tốt.

- Xuất hiện các dòng vi khuẩn kháng thuốc do sử dụng kháng sinh không đúng nguyên tắc trong một thời gian dài

Phần còn lại của chương trình liên quan đến phương pháp kiểm soát hóa chất, kháng sinh tại khâu thu mua -bảo quản đến chế biến được chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Bình – Th.S Cộng nghệ sinh học – với hơn 17 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn kỹ thuật trong ngành thủy sản, chuyên gia BRC, HACCP, ISO, BAP chia sẻ và chỉ rõ nguyên nhân tồn dư kháng sinh, hóa chất trong  khâu tiếp nhận nguyên liệu sản xuất:  phần lớn do không tuân thủ theo quy định về thời gian ngưng thuốc cũng như liều lượng kháng sinh vì sự chuyển hóa kháng sinh trong mỗi cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, loài, tuổi, tình trạng sức khỏe,... Sử dụng kháng sinh ngoài danh mục cho phép dùng trong thú y; Sử dụng kháng sinh để bảo quản thực phẩm dẫn đến những tác hại ngộ độc, dị ứng, tạo dòng vi khuẩn đề kháng, kháng sinh.

Tại chương trình chuyên gia cũng đã cập nhật được các quy định về kiểm soát dư lượng kháng sinh trong thủy sản như: Qui định của CODEX; Qui định của Hoa Kỳ; Qui định của EU; Qui định của Việt Nam và qui định của một số nước khác.

Cuối mỗi nội dung chương trình các chuyên gia đều có phần thảo luận nhóm xen kẽ các Anh, Chị đến từ nhiều công ty, nhằm tóm lược nội dung liên quan đến kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong chuỗi cung cấp thủy sản, đây cũng là cơ hội cho các Anh,Chị được chia sẻ những kinh nghiệm nhằm nâng cao và hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất kháng sinh ngay từ khâu nuôi giống - chế biến tại đơn vị mình làm việc.

Xin trích dẫn một số chia sẻ từ Anh,Chị học viên tham dự khóa học.

Chịa sẻ của chị Lâm Diễm Huyền – Công ty CP Đông lạnh Thủy sản Long Toàn: Qua khóa học tôi nhận được thêm kiến thức về sử dụng, hạn chế sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi thủy sản. Từ đó sẽ có điều chỉnh trong cách quản lý hóa chất, kháng sinh trong công việc mình đảm nhiệm.

 Anh Bùi Đức Trí – Công ty TNHH Tân Thành Lợi, nhận xét: Khóa học giúp tôi ôn lại những kiến thức, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ phía các DN bạn chia sẻ, thu nhận được thông tin liên quan đến việc kiểm soát hóa chất và kháng sinh trong thủy sản. Nội dung chương trình rất cần thiết cho công việc hiện tại của tôi, tôi có được sự tổng quát hơn về khả năng logic cũng như gắn kết chuỗi thủy sản trong việc kiểm soát kháng sinh, hóa chất từ nguồn nuôi đến người tiêu dùng.

Anh Lê Văn Mít – Chuỗi cung ứng Minh Phú chia sẻ: Các chuyên gia khóa học đều là người có kiến thức sâu rộng, thực tiễn về ngành. Sau khi quay lại làm việc tôi sẽ truyền đạt những kiến thức nhận được từ khóa học cho các đồng nghiệp, các cán bộ quản lý vùng nuôi về cách kiểm soát tốt hơn hóa chất, kháng sinh trong chuỗi thủy sản...

 Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Hiệp hội VASEP với Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) trong thời gian tới sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn dự kiến như sau:

 

STT

Khóa đào tạo

Thời lượng

Thời gian

Địa điểm

1

Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong DN thực phẩm

01 ngày

28/3/2017

TP. Cần Thơ

2

Kiểm soát mối nguy vi sinh vật Listeria monocytogens trong nhà máy chế biến cá tra phi lê XK đi EU

01 ngày

Tháng 4/2017

TP. HCM

3

Quản lý và sử dụng hóa chất phù hợp tại các DN CBTS

01 ngày

Tháng 4/2017

TP. Cần Thơ

TP. HCM

4

Vệ sinh và làm sạch hiệu quả các bề mặt tiếp xúc tại DN CBTS

01 ngày

Tháng 4/2017

TP. HCM

5

Xử lý nguồn nước, nước đá an toàn tại các DN CBTS

01 ngày

Tháng 5/2017

TP. Cần Thơ

6

Các quy định nhập khẩu thủy sản của các thị trường trọng điểm

01 ngày

Tháng 5/2017

TP. Cần Thơ

TP. HCM

Qúy doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đến chương trình vui lòng gửi địa chỉ nhận thông tin về VASEP để biết thêm chi tiết về chương trình. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: Phòng đào tạo, tel: 04 38 35 4496 ext 210, Email: training@vasep.com.vn.

Tổng hợp

Nguyễn Thanh 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục