Ngày 26/2/2014 tại TP. Cần Thơ, VASEP phối hợp cùng VINAFIS cùng Dự án ASEAN – U.S MARKET tổ chức hội thảo lần 2 “Chứng nhận chung cho Tôm Đông Nam Á – The ASEAN SHRIMP STANDARD”.
Chương trình đã có hơn 60 đại biểu tham dự. Đến tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Thủy sản, các Sở NNPTNT các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, các DN Nuôi trồng, Chế biến, xuất khẩu Tôm và các Hộ nuôi Tôm. (Trước đó ngày 14/10/2013 tại Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội VASEP phối hợp cùng dự án ASEAN-U.S MARKET tổ chức hội thảo lần 1 “Chứng nhận chung cho Tôm Đông Nam Á” với gần 30 đại diện đến từ các DN Nuôi, Chế biến thủy sản).
Tại hội nghị lần 2, các chuyên gia đưa ra bản DỰ THẢO tiêu chuẩn lần 02 cho bộ tiêu chuẩn tôm, các đại biểu tham dự đã làm việc nhóm và góp ý cho chuyên gia.
I) Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn chung Tôm Đông Nam Á:
• Đơn giản và hiệu quả nhất (mang lại chi phí triển khai thực hiện thấp hơn)
• Tập trung vào các vấn đề then chốt mang tầm quan trọng theo quan điểm thị trường, bao gồm:
– ATTP
– Trách nhiệm Môi trường
– Trách nhiệm Xã hội
– Truy xuất nguồn gốc
II) Dự kiến lộ trình thực hiện cho bộ tiêu chuẩn như sau:
|
Tóm tắt thời gian
|
Thời gian
|
1
|
Họp Nhóm hành động cùng Dự thảo 1
|
12/2013
|
2
|
Họp các bên liên quan công cộng cùng Dự thảo 2
|
2 à 5/2014
|
3
|
Chuẩn bị Dự thảo 3 và tiếp ngoại tại Triển lãm Boston
|
3/2014
|
4
|
Tiếp ngoại tại Triển lãm Hải sản Brussels
|
5/2014
|
5
|
Họp Ủy ban Chỉ đạo lần 2 để thông qua Dự thảo số 3
|
5/2014
|
6
|
Lấy góp ý công khai lần 1
|
6 à 7 /2014
|
7
|
Họp Ủy ban Chỉ đạo lần 3
|
8/2014
|
8
|
Kiểm nghiệm tại thực địa?
|
9/2014 à ??
|
III) Thảo luận tại hội thảo về bản thảo TC Tôm ĐNA:
1. Các ý kiến đa số đồng tình là cần có 01 Tiêu chuẩn tôm chung cho ĐNA - nơi cung cấp hơn 80% lượng tôm toàn cầu.
2. Tổng cộng có 32 ý kiến trao đổi/góp ý tại hội thảo, bên cạnh việc đặt vấn đề: tại sao phải cho ra đời tiêu chuẩn? và tiêu chuẩn này sẽ khác gì, tốt hơn gì so với các tiêu chuẩn hiện nay? Mỹ có phải là cơ quan bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn này trong tương lai?, thì các ý kiến tập trung phần lớn cho các tiêu chí kỹ thuật, đặc biệt là các “yêu cầu” theo Seafood Watch - phần nhiều là khó hiểu hoặc bất cập, chưa thực tế, khó thực hiện.
Một số trao đổi:
- Tại sao có nhiều tiêu chuẩn về bền vững rồi mà lại cần tiêu chuẩn chung cho Tôm Đông Nam Á ?
Chuyên gia trả lời: Mỗi quốc gia đều có tiêu chuẩn riêng như (VietGap, Thai Gap, Indo Gap…), mà các tiêu chuẩn này không cạnh tranh được so với các tiêu chuẩn quốc tế, ngoài ra một số lại không thể hiện tính minh bạch tiêu chuẩn (vừa ban hành tiêu chuẩn và lại vừa đánh giá tiêu chuẩn). Mặt khác các tiêu chuẩn như BAP, Global GAP…hiện nay đều do người mua hàng đưa ra các yêu cầu/tiêu chí áp đặt cho người sản xuất, mức chi phí duy trì tiêu chuẩn cao.
Ngoài ra, dựa theo đánh giá phân hạng chứng nhận của SEAFOOD WATCH (Một kênh chuyên đánh giá phân hạng Mỹ về thủy sản) thì các tiêu chuẩn GAP của các quốc gia (Vietgap, Thai Gap…) và các tiêu chuẩn BAP, Global Gap đều nằm trong nhóm khuyến cáo không nên mua hàng.
Chính vì vậy, để giúp những người sản xuất tự xây dựng ra được một bộ tiêu chuẩn cho riêng mình, với mục tiêu 2015 cộng đồng ASEAN sẽ phát triển thủy sản bền vững, cùng với các sáng kiến của ASF (Liên minh nuôi trồng thủy sản ASEAN) thì tiêu chuẩn chung cho Tôm ĐNA được hình thành.
- Đây có phải là bộ tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng tại thị trường Mỹ sau này không? Vì Mỹ là đơn vị hỗ trợ cho chương trình này?
Trả lời: Đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng xuất khẩu vào Mỹ sau này.
Dựa theo hệ thống đánh giá của Seafood watch thì đang khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm có chứng nhận BAP, Global GAP, ThaiGap, VietGap…và mục tiêu của tiêu chuẩn Tôm Asean là sẽ được xếp vào hạng mục khuyến cáo nên mua của Seafood Watch.
- Ai sẽ là người đánh giá bộ tiêu chuẩn sau này?
Trả lời: Vì yêu cầu của tiêu chuẩn là đảm bảo tính minh bạch, nên bộ tiêu chuẩn sẽ phải là một bên thứ 3 đánh giá. Hiện nay chưa xác định ai/bên nào sẽ đánh giá tiêu chuẩn, sau này sẽ do Ban điều hành AFS đưa ra.
3. Sau khi làm việc theo nhóm và xem xét từng “Mục tiêu chuẩn”, đa số các ý kiến góp ý đều đánh giá dự thảo Tiêu chuẩn lần 2 còn những bất cập: chưa được làm rõ, nhiều chỗ còn gây hiểu lầm, một số tiêu chí chưa thực tế, khó thực hiện và đa số vẫn dựa trên lý thuyết và chưa có các chỉ tiêu định lượng. Bản thảo TC Tôm ĐNA được xây dựng dựa trên việc tổng hợp các tiêu chuẩn hiện hành của các quốc gia Đông Nam á (VietGAP, ThaiGAP, IndoGAP, Thai CoC và cả Seafood Watch). Chưa có thêm các “cân nhắc” hoặc “đánh giá” hoặc “cụ thể hóa” để có sức thuyết phục cao ngay từ đầu đối với 01 Tiêu chuẩn kỹ thuật. Chuyên gia và đại diện dự án MARKET ghi nhận để cải tiến.
4. Ý tưởng có 01 chứng nhận chung cho Tôm khu vực Đông Nam Á là việc làm hay, khi đó, cộng đồng các quốc gia khu vực Đông Nam Á sẽ có chung một tiếng nói, khi đó sẽ có được tầm ảnh hưởng đến quốc tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay, làm sao chứng nhận ra đời phải đáp ứng vấn đề như đã cam kết về đảm bảo tính bền vững, thân thiện môi trường và hướng đến người tiêu dùng của sản phẩm ở mức cao hơn so với các tiêu chuẩn cho Tôm hiện nay. Đồng thời các chi phí để thực hiện chứng nhận là phù hợp, không quá cao như hiện nay.
5. Một số chia sẻ rằng nên có các mô hình hỗ trợ việc áp dụng thí điểm tại mỗi quốc gia, sau đó dựa trên thành công đó sẽ nhân rộng tiếp theo.
IV) Để biết thêm các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn trên, vui lòng gửi thông tin liên hệ tới dự án ASEAN – U.S MARKET:
- Mr. David Dyer, Chief of Party, ddyer@nathaninc.com;
- Mr.Timothy Moore, Deputy Chief of Party, tmoore@nathaninc.com;
- Mr. Corey Peet, Aquaculture Expert, coreypeet@googlemail.com
- Ms. Cù Lê Thủy, email: cthp06@yahoo.com; Mobile: 0913.078.570