(vasep.com.vn) Trong bối cảnh giá thành sản xuất tôm Việt Nam ngày một tăng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về giá so với các nước đối thủ. Các giải pháp nuôi tôm có giá cạnh tranh và bền vững luôn được quan tâm và đẩy mạnh. “Giải pháp nuôi tôm cạnh tranh và bền vững” là một trong những chủ đề tại Hội thảo: Ngành tôm Việt Nam trước những thách thức mới do Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông Nghiệp), Bộ Công Thương và VASEP phối hợp tổ chức ngày 3/8/2016, trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2016. Chủ đề này được trình bày bởi ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục thủy sản).
Giới thiệu
Năm 2015, cả nước có 680.000 ha diện tích nuôi tôm và tổng sản lượng thu hoạch đạt 600.000 tấn. Kim ngạch XK tôm cả nước đạt 2,95 tỷ USD trong năm 2015. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất tôm chính của cả nước với diện tích nuôi tôm đạt 621.000 ha (chiếm 91,2% tổng diện tích cả nước) và sản lượng 484.000 tấn (chiếm 81,0%).
Diễn biến Diện tích-Sản lượng tôm 2005-2015
Khó khăn chính trong nuôi tôm
- Biến đổi khí hậu và hạn-mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Nguồn giống bị lệ thuộc (nhập khẩu/khai thác tự nhiên)
- Lạm dụng thuốc/hóa chất
- Thiếu sự liên kết/hợp tác, thiếu thông tin thị trường (hộ nhỏ lẻ)
- Thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong giá thành
Thuận lợi
- Tiềm năng tự nhiên và khả năng nâng cao sản lượng
- Kinh nghiệm và cơ sở hiện có
- Hội nhập quốc tế và tự do thương mại
- Công nghệ mới
- Mặt trái của biến đổi khí hậu và xâm mặn
- Sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước
Thị trường và nhu cầu sản phẩm tôm
Nguồn cung:
Năm 2015 giá tôm thấp hơn 2014 – sản lượng giảm
Năm 2016, sản lượng đang phục hồi sau dịch bệnh EMS nhưng tăng trưởng chậm
Sản lượng của các quốc gia lớn (Ecuador, Ấn Độ …) có thể giảm do người nuôi giảm mật độ vì lo ngại dịch bệnh EMS
Nhu cầu
Nhu cầu tôm đông lạnh vẫn ổn định là sản phẩm được ưa chuộng
Các hiệp định FTA và TPP đang gỡ bỏ hàng rào thuế quan
Các sản phẩm tôm sinh thái, tôm nuôi quảng canh/quảng canh cải tiến (83% diện tích) luôn cao giá hơn so với tôm nuôi công nghiệp (>15.000 VND/kg)
Những định hướng chính
- Nuôi tôm: tiềm năng tự nhiên/ đối tượng chủ lực của nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển
- Tôm sú: loài bản địa, ưu thế về thị trường, giá bán; phù hợp nuôi sinh thái, bền vững: nuôi quảng canh, tôm rừng, tôm lúa (ĐBSCL) trong điều kiện hạn - mặn & biến đổi khí hậu
- Tôm thẻ chân trắng: ưu thế về năng suất-sản lượng-Thời vụ; phù hợp với mô hình nuôi thâm canh/siêu thâm canh
Những giải pháp chính
1. Khoa học công nghệ
- Nâng cao chất lượng giống: chọn tạo giống kháng bệnh (nuôi QC-QCCT)/ sạch bệnh (TC-BTC)/ tăng trưởng (đã lập Ban chỉ đạo quốc gia về chọn giống tôm)
- Phát triển các công nghệ/ giải pháp kỹ thuật nuôi hiệu quả, thân thiện với môi trường: bioflocs, nuôi 2 giai đoạn/ đa chu kỳ/ đa ao, ương gièo, nuôi trong nhà bạt, sử dụng chế phẩm v.v..
Ví dụ về tư duy công nghệ mới:
- Nuôi QCCT tại Ecuador: Diện tích ao lớn, Mật độ thả thấp, Nuôi liên tục, không có giai đoạn nghỉ, Giá thành sản xuất: <2,5USD/kg.
- Nuôi TC/STC tại Việt Nam: Tỷ lệ diện tích ao nuôi/ ao lắng: 3/7, Nuôi theo 2 giai đoạn: dèo giống/ nuôi lớn, Sử dụng tỏi để phòng bệnh, Năng suất: 160 tấn/ha
2. Phát triển thị trường
- Xây dựng thương hiệu cho các dòng sản phẩm chính
- Phát triển các sản phẩm chế biến, sản phẩm giá trị gia tăng
- Áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận có uy tín gắn với các chương trình quảng bá sản phẩm
3. Tổ chức sản xuất & cơ chế chính sách:
- Kiểm soát điều kiện nuôi/ khuyến khích ứng dụng GAP (quy hoạch, hạ tầng thủy lợi, QĐ điều kiện, …)
- Quản lý chất lượng, giá vật tư đầu vào
- Quan trắc môi trường-dự báo và cảnh báo sớm tại các vùng sản xuất tập trung
- Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ: thu hút đầu tư của DN, hỗ trợ các hộ quy mô nhỏ (thuế, tín dụng, ưu đãi đầu tư, bảo hiểm …)
- Tổ chức lại sản xuất theo hình thức hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị.
4. Nhiệm vụ trọng tâm của quản lý/giám sát:
- Chất lượng giống
- Sử dụng hóa chất, kháng sinh
- Vấn đề bơm chích tạp chất
Chi tiết hội thảo, vui lòng xem tại: http://vasep.com.vn/1392/Anh-Va-Su-Kien-D/HT-Nganh-tom-Viet-Nam-truoc-nhung-thuc-thach-moi.htm
Kim Thu