Dự án SUPA tổ chức thành công 02 HT trong tháng 9/2016

Trong 02 ngày 26 -27/9/2016 tạo TP. Cần Thơ. Hiệp hội VASEP cùng Tổ chức WWF và Trung tâm VNCPC đã tổ chức thành công 02 Hội thảo 1: “Chi phí - Lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội của việc thực hiện chứng nhận ASC” và Hội thảo 2: “Công nghệ và giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng, giảm giá thành trong ương giống và nuôi cá tra". Đây là 02 chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án Xây dựng Chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ.

Chương trình không những đưa ra các kết quả nghiên cứu trong nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành cá tra nói riêng còn là cơ hội để các hộ dân, HTX, các DN có được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để góp phần nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

Tại Hội thảo “Chi phí - Lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội của việc thực hiện chứng nhận ASC các chuyên gia thuộc dự án cho biết, có nhiều loại chứng nhận khác nhau và có rất nhiều đơn vị tham gia trong công tác chứng nhận, mỗi chứng nhận chỉ để đáp ứng một số thị trường nhất định gây khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt trong thị trường xuất khẩu hiện nay.

Tiêu chuẩn ASC hướng tới những giá trị tích cực giúp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản Việt Nam:

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất bền vững

- Tạo sản phẩm tiêu dùng an toàn cho xã hội

-  Góp phần bảo vệ môi trường

- Thương hiệu uy tín đối với các thị trường nhập khẩu lớn

- Tạo ra những chuẩn mực cân bằng về công bằng xã hội

Nguyên tắc tiêu chuẩn: Các nguồn lực tuân thủ hợp pháp, đa dạng sinh học, nước và đất, đa dạng loài, thức ăn và nguồn lực, sức khỏe động vật và trách nhiệm xã hội

Hiệu quả: Tiêu chuẩn này được dành để đẩy mạnh sự thay đổi đối với nước: mục đích của các tiêu chuẩn này  là giảm thiểu tác động môi trường và xã hội của việc nuôi trồng thủy sản thương mại bằng cách xác định các tác động chính. Việc cải tiến trang trại liên tục được khuyến khích. Chính phủ các nước được khuyến khích tập trung vào  cùng  những  tác  động  chính  thông  qua  các chính sách chiến lược và quy định.

Đáng tin cậy: Tiêu chuẩn dựa trên số liệu thống kê và khoa học được tạo ra bởi một nhóm lớn và đa dạng gồm các bên liên quan thông qua một quy trình mở và minh bạch được ISEAL chấp thuận,  nhằm giải quyết  các tác động  chính  liên quan đến môi trường, xã hội và kinh tế.

Giá trị gia tăng: Nếu không có lợi nhuận, thị trường sẽ không thay đổi. Nhãn tiêu dùng này sẽ cho phép thị trường công nhận và tán thưởng việc sản xuất bền vững cá nuôi và do đó tạo ra một lực kéo.

Lợi ích từ việc đạt chứng nhận ASC cũng rất lớn như:

 - Tạo ra sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng cho người tiêu dùng cũng như trách nhiệm đối với xã hội và môi trường;

- Các doanh nghiệp nuôi được ASC giới thiệu sản phẩm cho các nhà nhập khẩu để mở rộng đầu ra cho sản phẩm;

- Nâng cao uy tín, xây dựng thương hiệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế;

- Sản phẩm được chứng nhận có giá trị cao hơn so với sản phẩm chưa được chứng nhận

Liên quan đến vấn đề giải pháp tiết kiệm trong nuôi trồng thủy sản, hội thảo “Công nghệ và giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng, giảm giá thành trong ương giống và nuôi cá tra” (ngày 27/9/2016) đã cung cấp những kiến thức về ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng và tỷ lệ sống cá tra trong quá trình ương giống, cá tra nuôi thương phẩm xuất khẩu.

Chương trình được trực tiếp PGs Dương Nhựt Long chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu của dự án trong quá trình áp dụng công nghệ và giải pháp nuôi cá tra. Chuyên gia chia sẻ:

Con cá tra hiện nay đang bị 07 nhân tố ảnh hưởng, tác động:

1. Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm

2. Vấn đề thức ăn cung cấp mô hình

3. Vấn đề chất lượng con giống

4. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu

5. Vấn đề ô nhiễm môi trường

6. Vấn đề phòng trị bệnh ở cá Tra

7. Vấn đề qui hoạch & phát triển mở rộng

Do vậy việc áp dụng công nghệ và giải pháp trong nuôi cá tra phải áp dụng ngay từ khâu ương giống. Ở mỗi giai đoạn của cá đều có những khẩu phần ăn và thức ăn khác nhau, người nuôi chỉ cần lưu ý và cho ăn đúng quy trình, đảm bảo tốt yếu tố môi trường tỉ lệ cá chất lượng sẽ tăng lên.

Theo chuyên gia: Quản lý tổng hợp các yếu tố tác động theo chuẩn mực công nghệ là giải pháp khả thi nhất, trong đó:

1. Quản lý tốt đàn cá bố mẹ, nâng cao chất lượng con giống.

2. Phát triển công nghệ gây nuôi thức ăn tự nhiên (luân trùng, Moina) đạt sinh khối cao.

3. Mật độ thả: 30 – 40 con/m2.

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho cá nuôi tăng trưởng và bảo vệ môi trường.

5. Quản lý tốt chất lượng nước ao nuôi phù hợp với điều kiện thị trường, trình độ và năng lực của cơ sở sản xuất.

Nâng cao chất lượng thức ăn – Sức khỏe cá cần phải bổ sung thêm:

Chất dinh dưỡng: Acid amin; Nucleotides; Acid béo; Vitamins; Khoáng

Chất bổ sung: Alginates; Beta glucans; Carageenans; Chitosans; Lactoferrin; Mannans; Peptidoglycan; Plant extracts

Khác: Essential oils; Acid hữu cơ; Prebiotics; Probiotic

       Cuối chương trình chuyên gia nhấn mạnh để vụ nuôi thành công, yếu tố điều kiện cơ sở ban đầu (Môi trường, con giống, kỹ thuật ..) phải thật vững chắc, đầy đủ khi đó hộ nuôi tiến hành vụ mới sẽ yên tâm và đạt kết quả cao.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục