Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đối với các hợp đồng XNK thủy sản, DN cần làm gì ?

Thời gian gần đây, không ít các doanh nghiệp thủy sản gặp rủi ro liên quan đến hợp đồng ngoại thương, rất nhiều hợp đồng XNK của doanh nghiệp thủy sản còn sơ sài, các điều khoản ràng buộc không rõ ràng và còn nhiều lỗ hổng trong hợp đồng mà các doanh nghiệp chưa biết cách xây dựng hợp lý để bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp mình. Điều này sẽ là các bất lợi và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế, nhân lực xử lý và thời gian đối với doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra các tranh chấp.

Trong các ngày 04-05/8/2017 và 07-08/8/2017, tại Tp. Cà Mau và Tp. Nha Trang, Trung tâm Đào tạo và XTTM VASEP đã tổ chức thành công khóa đào tạo “Nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu thủy sản”. Chương trình được sự hỗ trợ về chuyên gia từ Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP).

Nội dung khóa học xoay quanh những kiến thức cần thiết cho DN để nâng cao năng lực, kinh nghiệm và trang bị các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi đàm phán, soạn thỏa, thực hiện Hợp đồng XNK thủy sản do các chuyên gia có chuyên môn sâu và kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy và tư vấn cho các DN.

Là trọng tài viên VIAC - TS. Nguyễn Minh Hằng với nhiều kinh nghiệm chuyên môn về hợp đồng thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp về hợp đồng lĩnh vực XNK, logistic, hợp tác kinh doanh đã chia sẻ một số nội dung giúp DN nắm được kiến thức pháp lý cơ bản về đàm phán, ký kết hợp đồng XNK nói chung; nhận diện một số rủi ro pháp lý và có kỹ năng soạn thảo một số điều khoản hợp đồng quan trong để kiểm soát và phòng ngừa rủi ro từ HĐ XNK thủy sản; nhận biết và giải quyết một số tình huống tranh chấp phát sinh từ HĐ XNK thủy sản; cập nhật điểm mới về luật áp dụng cho HĐ XNK mà DN cần lưu ý…

Bên cạnh đó, Trọng tài viên Ngô Khắc Lễ - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng đưa ra một số điểm nổi bật để lưu ý DN khi giao dịch điện tử và tìm hiểu đối tác; các tình huống tranh chấp thực tiễn về vận đơn và lưu ý đối với DN XNK thủy sản; giải quyết tranh chấp hợp đồng XNK thủy sản bằng trọng tài;…

Cuối mỗi nội dung chương trình, các chuyên gia đều có phần thảo luận nhóm xen kẽ của các Anh, Chị đến từ nhiều công ty, nhằm tóm lược nội dung và dẫn chứng cụ thể liên quan đến các vụ tranh chấp từ các HĐ XNK tại một số đơn vị. Đây cũng là cơ hội cho các Anh, Chị được chia sẻ những kinh nghiệm và vướng mắc nhằm nâng cao kiến thức về luật HĐ XNK và giải pháp phòng tránh, giảm thiểu rủi ro cho DN mình.

Khóa học đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các Anh, Chị tham gia. Xin được trích dẫn một số chia sẻ tại chương trình của các nhóm về đề bài “Tìm hiểu đối tác”:

Nhóm 1 (Chị Lê Phan Anh Thư - NVKD Công ty TNHH Hải Vương)

- Xác thực tư cách pháp nhân trong lĩnh vực kinh doanh (tax code), tìm hiểu tài chính, tìm hiểu người đại điện pháp lý, tìm hiểu uy tín trong kinh doanh ngành hàng.

-  Cách lấy thông tin: Google (Cty uy tín có tax code và trang web chuyên ngành), seafoodglobal, Alibab; ngân hàng, đối tác tại sở tại nước ngoài, DN bạn hàng tại VN, thành viên và hiệp hội VASEP, hội chợ thương mại Vietfish, Brussel, điện thoại, email trực tiếp để kiểm tra.

- Rủi ro/ khó khăn/ tranh chấp đã/ có thể gặp: Khứu nại về chất lượng, size nhỏ, độ đồng đều do thị trường thay đổi, đại diện khách hàng kiểm tra trước khi XK, thiếu trọng lượng, thanh toán trả chậm, rủi ro chứng từ XK, rủi ro về label sai code, sai thông tin.

 Nhóm 2 (Anh Nguyễn Đình Hậu - PGĐ Công ty TNHH Hải sản Bền Vững)

- Thông tin tư cách pháp nhân thời điểm chuẩn bị ký đàm phán: Tên, địa chỉ hợp pháp (quy mô), Đại diện pháp luật (người đàm phán, người ký hợp đồng), tình hình tài chính, thông tin quan hệ TM tại Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh

- Lấy thông tin đối tác: Profile công ty do đối tác cung cấp, từ các quan hệ khách hàng hai bên, thông qua các tổ chức (tài chính, hiệp hội), tham tán thương mại, thông tin điện tử, thuê luật sư tại nước đối tác, danh bạ các DN thủy sản tại các nước.

- Rủi ro đã gặp phải: Khách hàng không trả nợ, không nhận hàng, trong thỏa thuận thương mại Công ty VN công ty nước ngoài, rào cản kỹ thuật, sự thay đổi về pháp luật, luật mới khi hàng đã xuất không lường trước được, ai chịu chi phí?

- Dự kiến có thể gặp phải: Biến động thị trường, những thay đổi về các cam kết TMQT mà DN chưa kịp cập nhật, thông tin quy định về các chứng từ

Nhóm 3 (Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền - QLTC Công ty TNHH Phillips Seafoods VN)

- Các thông tin cần: Tên, địa chỉ, tính pháp lý của Công ty, ngân hàng giao dịch, uy tín ngân hàng, uy tín thanh toán, năng lực tài chính, thâm niên, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch.

- Nguồn thông tin: website công ty, chuyên ngành, tham tán thương mại, khách hàng của đối tác.

- Rủi ro, tranh chấp đã/sẽ gặp phải: Điều kiện thanh toán, từ chối nhận hàng, thanh toán không đầy đủ, đúng hạn, từ chối thanh toán do biến động giá. Điều kiện quy cách sản phẩm, hàng hóa, tem nhãn, tem do nhà NK cấp. Hãng tàu: bảo quản nhiệt độ cont không đảm bảo (nhiệt kế hành trình), điều kiện cont ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, giao hàng chậm, mất cắp hàng hóa tại cảng,…

Xin trích dẫn một số câu hỏi tại chương trình

Câu hỏi 1: Khi khách hàng đặt vấn đề nhập hàng thì DN ký hợp đồng trước hay cần tìm hiểu thông tin của KH đủ rồi mới ký HĐ?

Chuyên gia trả lời: Để đảm bảo an toàn thì ta phải tìm hiểu thông tin KH trước rồi mới ký HĐ. Tuy nhiên, nếu việc tìm hiểu thông tin của ta mất nhiều thời gian thì sẽ làm cho DN mất cơ hội Vì vậy, khi DN đã tìm hiểu được một số thông tin chính của KH rồi thì nên tiến hành song song vừa tiếp tục tìm hiểu thêm các thông tin vừa ký hợp đồng. (Tuy nhiên, trong kinh doanh thì không bao giờ là không có rủi ro. Vì vậy, nguồn để DN tìm kiếm thông tin nên chọn lọc các nguồn đáng tin cậy.

Câu hỏi 2: Hợp đồng thì giám đốc ký nhưng khi thực hiện thì phó GĐ ký. Như vậy có được không?

Chuyên gia trả lời: Thông thường, ký hợp đồng phải là người cao nhất DN ký. Khi HĐ mà không phải là người cao nhất ký thì phải có giấy ủy quyền đi kèm thì HĐ mới có giá trị.

Câu hỏi 3: Trường hợp nào được hủy hợp đồng và trong HĐ không có điều khoản hủy HĐ?

Chuyên gia trả lời: Là khi có sai khác về kỹ thuật. Tuy nhiên theo Luật VN và công ước quốc tế thì không phải lúc nào có sai khác trong kỹ thuật là có quyền trả lại hàng. Theo công ước quốc tế có quy định những sai phạm cơ bản. Nếu một trong hai bên vi phạm thuộc sai phạm cơ bản trong công ước quốc tế mà hai bên không thể khắc phục được thì mới có quyền hủy hợp đồng (còn nếu 1 bên có thể khắc phục được với chi phí nhỏ hơn chi phí hủy HĐ thì được quyền khắc phục.

Câu hỏi 4: KH đã nhận được hàng nhưng sau 1 thời gian dài (VD  2 tháng sau), KH khiếu nại về chất lượng và đòi trả lại hàng thì giải quyết như thế nào?

Chuyên gia trả lời:  Trong mẫu HĐ của ITC (trong tài liệu học), các phần để trống là để ta điền thời gian vào. Với các HĐ ta nên giới hạn thời gian cụ thể. Đồng thời ta cho thêm điều khoản về rủi ro.

Kết thúc chương trình các anh, chị tham dự đều đủ điều kiện nhận chứng chỉ do Ban tổ chức trao tại khóa học.

       Chương trình diễn ra thành công tốt đẹp với sự đánh giá cao từ các doanh nghiệp tham dự. Một lần nữa Trung tâm VASEP.PRO và đơn vị tại trợ, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU – MUTRAP) xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Quý doanh nghiệp đã sắp xếp thời gian đến tham gia chương trình. Hy vọng với những nội dung chia sẻ của Chuyên gia cũng góp phần giúp cung cấp thêm cho các Anh/Chị và Quý doanh nghiệp các thông tin, kiến thức để nâng cao năng lực, kinh nghiệm và trang bị các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi đàm phán, soạn thỏa, thực hiện Hợp đồng XNK thủy sản. Trung tâm VASEP.PRO mong sẽ được tiếp tục đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong những khóa đào tạo sắp tới.

Qúy doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đến chương trình vui lòng gửi địa chỉ nhận thông tin về VASEP để biết thêm chi tiết về chương trình. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: Phòng đào tạo, tel: 024 38 35 4496 ext 210, Email: training@vasep.com.vn

Tổng hợp

(Ngọc Trinh - Đỗ Hương - Thu Trang)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục