Cá tra Việt Nam cần phát triển và đổi mới sản phẩm!

Ngành cá tra trong quá trình phát triển đã có những đóng góp lớn cho sự tăng trưởng của ngành thủy sản. Để tiếp tục là là ngành trọng điểm với những thành quả kim ngạch XK cao, ngành cá tra phải luôn nỗ lực phát triển và đổi mới các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới.

 Ngày 12/10/2015 tại TP. Cần Thơ Dự án SUPA đã tổ chức thành công Hội thảo “Phát triển và đổi mới sản phẩm cá tra Việt Nam”. Tham dự chương trình có 36 cán bộ đến từ các DN chế biến, xuất khẩu cá tra cùng các chuyên gia nghiên cứu về ngành đã chia sẻ những khó khăn, thách thức đưa ra các giải pháp, hướng phát triển các sản phẩm từ cá tra.

Bà Tạ Vân Hà – Trưởng ban biên tập website VASEP đã có bày trình bày khái quát về 15  năm phát triển của ngành cá tra và các chính sách khuyến kích phát triển sản phảm GTGT tại chương trình. Trích dẫn: Năm 2000 XK cá tra, basa sang 8 thị trường, trong đó 2 thị trường lớn nhất là: Mỹ, Nhật Bản chiếm đến 83% tổng GTXK. Năm 2010 thị trường XK cá tra, basa  là 132 nước lên >140 thị trường, trong đó 5 thị trường lớn nhất là: EU, Mỹ, Mexico, ASEAN và Nga chiếm  59% tổng KL và 63,3% tổng GTXK. Cho đến hết tháng 8/2015, cá tra sống, tươi, khô, đông lạnh (thuộc mã HS 03) vẫn là sản phẩm XK xương sống của ngành cá tra chiếm tới 98,89%, trong khi đó sản phẩm cá tra chế biến (thuộc mã HS 16) chiếm tỷ lệ rất nhỏ: 1,11% tổng giá trị XK. Đứng trước mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020, tỷ trọng sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng (GTGT) XK đạt 50% và đến năm 2030, tỷ trọng này đạt 60% (trong đó có ngành cá tra) quả là một kỳ vọng khó có thể thực hiện được…

Các sản phẩm cá tra ngày càng được các DN phát triển mở rộng đa dạng tận dụng tối đa từ chính phẩm tới cả phụ phẩm, chế phẩm (da cá, bao tử, bong bóng, mỡ, thịt vụn, getalin…), hay phối kết hợp với các loại rau củ, thủy sản, tẩm ướp gia vị để ra sản phẩm mới nhưng tỷ trọng hàng GTGT vẫn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé trong tổng giá trị XK.

Theo phản ánh của các DN XK cá tra, việc đổi mới sản phẩm XK đến nay vẫn do yêu cầu từ thị trường, khách hàng hay tự thân DN sáng tạo, tìm tòi. Nhưng do hoạt động quảng bá, phát triển thương hiệu của Nhà nước tại thị trường nước ngoài yếu, chiến lược marketing, thuyết phục khách hàng chưa cao nên nhiều sản phẩm mới sản xuất thử nghiệm chưa thực sự thành công. Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, giá hàng GTGT cao hơn so với hàng đông lạnh nên ít đối tác đặt hàng hoặc đơn hàng nhỏ, không thường xuyên. Trong khi đó, chi phí sản xuất, nhân công trong sản xuất, thăm dò thị trường cao khiến cho DN không lời.

Hiện nay, thay vì mua sản phẩm cá tra đông lạnh về EU sau đó thực hiện công đoạn rã đông rồi tẩm, ướp gia vị nhiều khách hàng Châu Âu đang mua sản phẩm cá tra tươi rồi thực hiện tẩm ướp gia vị để làm một số mặt hàng GTGT như: Basa burger, Marinaded butterfly; Marinaded fillet… ngay tại nhà máy Việt Nam. Nếu những dự án kết hợp này thành công, nhiều DN chế biến cá tra sẽ có thêm nhiều cơ hội tăng sản phẩm chế biến trong cơ cấu XK.

Nhu cầu của nhiều thị trường NK, nhất là EU đối sản phẩm cá tra GTGT trong tương lai là khá lớn. DN nhận thức được tiềm năng cho nhóm hàng này nhưng lại còn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm mới.

Để giúp các DN cá tra giảm bớt khó khăn trong quá trình cải tiến, phát triển các sản phẩm từ cá tra, Ông Trần Lê Phương – Chuyên gia đổi mới sản phẩm VNCPC đã có phần chia sẻ tại chương trình về Phương pháp luận D4S và các bước áp dụng quy trình DS4 trong hoạt động đổi mới sản phẩm (SPI). Chuyên gia đã đưa ra một số ví dụ về cách phát triển sản phẩm thủy sản tại thị trường Châu Âu. Các sản phẩm ông đưa ra làm ví dụ đều được thị trường quốc tế quan tâm, bởi sản phẩm đã đánh đúng vào xu hướng của người tiêu dùng đó là sản phẩm được đóng gói tiện dùng, số lượng nhỏ đặc biệt hơn, bao bì sản phẩm phải an toàn và thân thiện môi trường.

Tại chương trình Ông Phương đã giới thiệu và chỉ ra các lợi ích của việc tham gia chương trinh Đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững (SPI) của dự án SUPA:

1.   Phát triển năng lực cho đội ngũ nhân viên trong dài hạn

2.   Tiếp cận các phương pháp luận tiên tiến phát triển bởi các đói tác Châu Âu

3.    Hỗ trợ tối đa từ các chuyên gia trong nước và quốc tế

4.   Hỗ trợ tài chính thực hiện chương trình

5.   Cơ hội phát triển sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm hiện có để tham gia chương trình xúc tiến thương mại từ các đối tượng dự án

6.   Cơ hội kết nối với các đối tác và khách hàng tiềm năng: Các nhà NK Châu Âu, nhà bán lẻ Việt Nam.

7.   Cơ hội tham gia dự án hỗ trợ khác có liên kết với dự án SUPA nhằm mục đích nâng cao năng lực doanh nghiệp, hỗ trợ tài tài chính và hợp tác quốc tế

8.   Phát triển thương hiệu và phát triển thị trường.

Chi phí thực hiện chương trình:

Dự án SUPA sẽ tài trợ toàn bộ chi phí cho các hoạt động bao gồm: Chi phí chuyên gia; chi phí tổ chức các lớp tập huấn; chi phí tư vấn, cấp chứng nhận. 

Ngoài ra để giúp các DN cá tra tận dụng phụ phẩm từ con các tra TS. Lê Trung Thiên & ThS. Nguyễn Anh Trinh Giảng viên Khoa Công nghệ Thực Phẩm, ĐH Nông Lâm Tp. HCM chỉ ra những tiềm năng phát triển sản phẩm từ phụ phẩm cá tra. Giảng viên phân tích: tận dụng/chế biến phụ phẩm cá tra xét về mặt kinh tế và kỹ thuật đều mang lại hiệu quả cho DN.

Về mặt kinh tế: Có tới hơn 50% khối lượng cá tra là phụ phẩm, khi tận dụng các phụ phẩm sẽ giảm tác động đến môi trường; giảm chi phí vận chuyển (sấy khô làm giảm lượng nước, thể tích); giảm chi phí bảo quản (giảm bảo quản đông lạnh); giúp DN phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Về kỹ thuật: Giảm hoạt độ nước (hàm ẩm); giảm phát triển vi sinh; giảm ôi hóa chất béo (phụ phẩm nhiều chất béo); Ức hoạt enzyme.

Từ lợi ích về mặt kinh tế và kỹ thuật từ phụ phẩm cá tra các DN có thể ứng dụng các sản phẩm về Dược, Mỹ phẩm, thực phẩm, nguyên liệu và phụ gia sản phẩm, thức ăn vật nuôi, thủy sản, pet, phân hữu cơ..

Các sản phẩm tiềm năng có thể phát triển từ các phụ phẩm cá tra như: bao tử nhồi thịt cá tra, bao tử xào, Pate gan cá, vây tẩm gia vị giòn …

Nhằm tiếp tực hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến cá tra tối ưu hóa các quá trình sản xuất, tận dụng nguồn phụ phẩm sẵn có đồng thời tiết kiệm năng lượng, nước, cắt giảm chi phí sản xuất, sáng tạo và đổi mới sản phẩm, cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp, dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” (SUPA) sẽ tiếp tục nhận đăng ký tham gia gói hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến cá tra đến hết tháng 6/2016 với 02 hoạt động chính như sau:

1.   Chương trình sử dụng hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP)

2.   Chương trình đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững (SPI).

Thông tin chi tiết về chương trình vui lòng liên hệ:

1. Anh Phạm Đình Phương – VNCPC; Mob: 0904.170.379;Tel: 04 38684849 - 31;

Email: phuong.pd@vncpc.org

2. Chị Nguyễn Thị Thanh - VASEP.PRO; Mob: 0973.168.611; Tel: 04 3835 4496 - 205;

Email: nguyenthanh@vasep.com.vn

Hoặc xem tại: www.supa.vasep.com.vn; www.daotao.vasep.com.vn

 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục